Lý thuyết “Tư bản” của Marx giải thích nguyên lý hoạt động của chế độ tư bản thế kỷ 19, nhưng với một định kiến là đã là tư bản tức là bóc lột người lao động. Định kiến đó có thể đúng ở một số nơi trong một số giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng coi nó là tiên đề thì là sai. Vì định kiến đó và những định kiến khác, mà Marx đã không thấy được (hay không chấp nhận) nhiều yếu tố đóng góp thiết yếu khác cho sự phát triển kinh tế (ngoài sức lao động của công nông dân), như là quản lý, sáng chế, đầu tư, v.v. Theo quan điểm cực đoạn của Marx, nhà tư bản là xấu xa tham lam, chứ không thể là người tốt, có văn hóa, làm việc từ thiện, cũng có thể là từ vô sản tay trắng làm nên, v.v.