Dù là ở trong thời chiến chinh, phải đương đầu với phía bên kia và sau cùng là không thành công trong việc bảo vệ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, tất cả những sự kiện lịch sử đó đã lùi dần càng xa vào quá khứ nhưng chắc hẳn trong thâm tâm những người từng trải nghiệm cuộc sống dưới chính thể miền Nam khi đó thì ít nhiều vẫn sẽ nhớ tiếc giai đoạn lịch sử này, nhớ nhất chính là cái “chất” của Sài Gòn không thể lẫn vào đâu được vào thời kỳ đó, khi đó cái đời sống tinh thần của con người ở miền Nam rất tuyệt vời, những bản nhạc Trịnh sâu lắng nhất cũng ra đời vào thời kỳ này kèm theo với giọng hát của Khánh Ly dưới quán Văn của đại học Văn Khoa Sài Gòn, những thanh niên sinh viên khi đó rất thích đọc sách về những tác giả Phạm Công Thiện, Nguyên Sa, thi sĩ cuồng Bùi Giáng v.v... và rồi những bài bình, thảo luận của các học giả về tư tưởng của các Triết gia Hiện sinh (Sartre, Heidegger, Nietzsche v.v...), bàn về Hiện tượng học, Biện chứng pháp v..v.. được đăng tải trên các tờ báo. Ngay cả chủ nghĩa Marx cũng được đón nhận và nghiên cứu trong giới học thuật miền Nam khi đó (có những công trình về cuộc đời và tư tưởng của Marx như Hành trình tri thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung, Tìm hiểu triết học Karl Marx của Trần Văn Toàn….) và nó còn là một điểm tựa về tư tưởng cho giới sinh viên, trí thức có xu hướng thiên tả của miền Nam khi đó. Vậy nên thiết nghĩ rằng những ai đã từng sinh sống dưới thời kỳ của miền Nam giai đoạn trước 75 là những người cực kỳ may mắn, được cảm nhận cái đời sống tinh thần phóng khoáng tự do khi đó, những thành tựu, hệ thống giáo dục miền Nam khi đó cũng là một điểm cần ghi nhận của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lúc đó.