Hoàng Nhất Phương
Ra đi hay trở về con tàu đều ngừng lại trước sân ga. Sân ga cũ bạc màu theo thời gian vẫn còn đó. Biết bao hình ảnh, biết bao mùi vị quen thuộc hòa quyện vào nhau, dường như không thay đổi. Sân ga lưu giữ khối tình si của lữ khách, người đi từ mùa thu xưa, trở về tận cuối thu nay. Sân ga với hồi còi rền rĩ bao giờ cũng khiến một thoáng gió vào làm mắt cay, bao giờ cũng khiến lòng người như tan biến trong khói sương mờ của hàng cây buồn rủ, đứng dọc theo đường rầy hun hút, nhìn sự hợp tan tan hợp có trong đời. Lữ khách bỗng dưng nghe nặng nỗi sầu, hỏi lòng mới biết mái lầu trăng qua. Tiếng còi âm sắc phong ba. Con tàu sương gió đồng ca lên đường. Bụi mờ ga nhỏ viễn phương. Trông lên cõi mộng vô thường buồn tênh! Trên thiết lộ chỉ thấy nương gió hồn mây gọi bóng hình, cành sương lá đọng ảo hồn trinh. Sắc tàn thạch thảo dường tâm định, rủ cánh tàn phai vẫn nặng tình.
"L’Adieu." Guillaume Apollinaire
"Mùa Thu Chết." Bùi Giáng dịch thơ
Lìa cành hoa tắt thở. Em dần xa không ngờ. Mùi hương ngàn thương nhớ. Ta còn đây vẫn chờ. Cho dẫu người đã về xưa cùng gió thu xưa. Là quên là thôi không còn nhớ nữa. Nhưng lữ khách vẫn mong có buổi tương phùng. Cung đàn buông lơi. Giòng nhạc bổng trầm. Tiếng hát lên cao, âm vang khuấy động linh hồn kỷ niệm:
"Mùa Thu Chết." Phạm Duy phổ nhạc
Hái nhành thạch thảo run tay. Mùa thu đã chết não ngày di hoa. Em đi tỉnh mộng trăng tà. Chiều dương thế lạnh bóng và anh đau!
Có mùa thu nào lá vàng ngưng khô héo. Có mùa thu nào ngọn gió chẳng sắt se. Có mùa thu nào thời gian thôi quạnh vắng. Có mùa thu nào tiếng còi âm sắc phong ba không khiến đường rầy ga nhỏ ngó lui, bóng người sương khói sầu thui đêm tàn. Sự ồn ào tất bật của sân ga, người đến và đi, người lên và xuống, lữ khách nào hay biết. Đôi mắt đăm đắm nhìn vào hư không, chỉ thấy:
"L'Adieu." Guillaume Apollinaire
"Mùa Thu Chết." Bùi Giáng dịch thơ
Từ đáy sâu nội ngã của lữ khách, mùa thu chết chơi vơi:
"Mùa Thu Chết." Phạm Duy phổ nhạc
Mang thần khí linh thiêng của trời và đất, thu vào đời gieo niềm thương nỗi nhớ, khiến cõi người ta không thể nào quên: L’Adieu-Mùa Thu Chết! Thu khúc buồn rơi thấm hồn hoa, vàng khô lá rụng giữa sơn hà. Âm dương cung bậc trầm thăng ngả, phách nhịp lòng son thạch thảo hòa. Biến tấu nào vang cho đêm dài thêm hoài niệm. Dấu lặng nào ngưng để quán vắng hiu hắt sầu giăng. Nửa khuya tàn chậm tình ơi, thời gian bán dạ nhịp đời ngàn thương. Nửa khuya tàn chậm mê đường, chim kêu ảo mộng tầm dương gọi người.
"L'Adieu." Guillaume Apollinaire
"Mùa Thu Chết." Bùi Giáng dịch thơ
"Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi. Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…" Cung trời sao lạnh sầu đưa, mây hong giọt nhớ dạ thưa cội nguồn. Anh là gió vĩnh hằng luôn, chờ em cõi mộng gieo buồn thi ca. "Et souviens-toi que je t’attends. Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em. Vẫn chờ em, vẫn chờ em. Vẫn chờ…Vẫn chờ …đợi em!" Vẫn chờ vẫn đợi, nên những chuyến đi xa mãi mãi là sự trở về. Trở về nghe hồn mở cửa, cho lòng vang tiếng xưa. Trở về cảm ơn tình muôn thuở, thiên thu vẫn yêu người. Hoàng hôn chờ sao đếm, trăng về mơ giấc êm. Đời ta em trấn yểm, chữ tình ngây ngất thêm.
Sân ga cũ bạc màu theo thời gian vẫn còn đó. Biết bao hình ảnh, biết bao mùi vị quen thuộc hòa quyện vào nhau, dường như không thay đổi. Sân ga lưu giữ khối tình si của lữ khách, người đi từ mùa thu xưa, trở về tận cuối thu nay. Biến tấu nào vang cho đêm dài thêm hoài niệm. Dấu lặng nào ngưng để quán vắng hiu hắt sầu giăng. Nửa khuya tàn chậm tình ơi, thời gian bán dạ nhịp đời ngàn thương. Nửa khuya tàn chậm mê đường, chim kêu ảo mộng tầm dương gọi người. Cảm ơn tình muôn thuở, thiên thu vẫn yêu người. Lữ khách nghe hồn mở cửa, cho lòng vang tiếng xưa: L’Adieu-Mùa Thu Chết!
Hoàng Nhất Phương
Viết từ mùa thu xưa
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!
Lúc nãy đi bộ ngang qua khu gần nhà có cây lá đỏ vào thu, tôi có hỏi vài người đi đường, về tên của cây này.
Người bảo không biết, người bảo là cây phong nhưng có một người nói đây là cây liquidambar. Về nhà check internet thì có lẽ đúng là cây liquidambar được trồng mà tôi thường trông thấy, chứ không phải là cây phong như tôi đã nghĩ.
http://en.wikipedia.org/wiki/Liquidambar_styraciflua
Họ Tô hạp hoặc Sau sau
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_T%C3%B4_h%E1%BA%A1p
Họ Tô hạp, danh pháp khoa học: Altingiaceae, trong một số tài liệu gọi là họ Sau sau, lấy theo tên gọi của chi Liquidambar, tuy nhiên Wikipedia luôn luôn ưu tiên cho tên gọi phù hợp với tên chi dẫn xuất khi có tên gọi tương ứng trong tiếng Việt (ở đây là chi Altingia), là một họ nhỏ của thực vật hai lá mầm thuộc bộ Tai hùm (Saxifragales), chỉ bao gồm 3 chi và khoảng 18 loài, tất cả đều là cây thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, chúng thường được đặt trong họ Kim lũ mai (Hamamelidaceae).
Bác NGT,
Dạ không, tôi không nói cây Phong có ở VN. Câu Kiều dẫn trong còm, là nói về cảnh rừng Phong bên Tàu (vì truyện Kiều vốn là Lục Phong tình của TTTN, một trung thiên tiểu thuyết văn xuôi của Tàu, được ND chuyển thể thành văn vần VN). Tôi chỉ được thấy cây phong từ các ảnh chụp Bonsai của người Nhật, lá nó không dài, mà chia 3 múi nhọn lớn bên trên, 2 múi lá nhỏ phía gần cuống.
Về Thạch thảo, theo tôi không phải là danh từ riêng của loài hoa nào. Tại VN có trên chục loài cây thân thảo mang tên "Thạch...". Hầu hết chúng sống bám vào kẻ nứt của đá, các bức tường cũ, hoặc trên các thân cây đại mộc xù xì như loài dương xỉ. Có một loài hải tảo ưa bám vào "đá" san hô, gọi là Thạch hoa thái (Gelidiaceae), sau này người ta lấy rong bể làm món rau câu cũng quen gọi là Thạch (agar).
Các loài Thạch thảo nói trên gồm:
-Thạch bá chi, cây thân thảo bám rễ trên phiến đá dưới bóng râm.
-Thạch vĩ, là một giống dương xỉ nhỏ, ưa sống bám thân cây to già, vách giếng, tường cũ nứt ...
-Thạch hộc, một vị thuốc Đông y, là một loài hoa lan ký sinh.
-Thạch hồ tuy, còn gọi là cây cúc mẳn họ Cúc (compositae),hoa chuỗi, cánh hoa hình ống màu trắng, tràng hoa màu tím nhạt. Nhưng cây này lại hay mọc bờ ruộng.
-Thạch lựu, chính là cây lựu hoa đỏ, vỏ quả cứng như quả măng cụt (thạch).
" Đua chen thu cúc xuân đào - Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông" (Bích câu kỳ ngộ).
-Thạch quyết minh, miền Nam VN kêu là "cây muồng lá khế", cây nhỏ, hoa chùm màu vàng lợt.
- Dây Thạch vĩ, còn gọi là dây bòng bong, họ bòng bong (Schizaeaceae), hay leo bờ rào.
-J’ai cueilli ce brin de bruyère.
Không hiểu "brin de bruyère" có ý nghĩa gì đặc biệt hay không ?
http://fr.wikipedia.org/wiki/Bruy%C3%A8re
Bruyère (Calluna vulgaris) là loại cây hoa bụi, chịu đất chua có tính acid cũng giống như cây bilberry (Vaccinium myrtillus).
-Ta đã hái nhành lá "cây thạch thảo"
Theo google,
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BAc_c%C3%A1nh_m%E1%BB%91i
Cúc cánh mối (vì hoa mỏng nhẹ như cánh mối), hay còn gọi là thạch thảo, cúc thạch thảo, cúc Nhật là một loài thuộc chi Cúc sao (Aster) thuộc về họ Cúc (Asteraceae). Tên tiếng Anh European Michaelmas Daisy, tiếng Pháp Oeil de Christ. Tên gọi thạch thảo trong tiếng Việt có lẽ ảnh hưởng từ cách dịch của Bùi Giáng và Phạm Duy đối với tên hoa bruyère trong bài thơ L'adieu của Guillaume Apollinaire, loài này lẽ ra phải gọi là thạch nam trong tiếng Việt.
-Họ Thạch nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Th%E1%BA%A1ch_nam
Họ Thạch nam hay họ Đỗ quyên (danh pháp khoa học: Ericaceae) là một họ trong thực vật có hoa bao gồm khoảng 126-135 chi và 3.995 loài, chủ yếu là các loài cây ưa thích môi trường đất chua. Họ Ericaceae bao gồm một số loài cây sinh sống chủ yếu trong các khu vực có khí hậu ôn đới như nam việt quất, việt quất, thạch nam, âu thạch nam, đỗ quyên, khô v.v
-Câu hát "thạch thảo" có lẽ dễ nghe theo âm điệu hơn là "thạch nam"
[quote=TQVN][quote=NGT]
Nhìn mấy tấm hình lá xanh chuyển qua đỏ khi vào thu, rất đẹp và nên thơ, không hiểu là cây gì. Bác LN Phát, Tâm Thanh, ... thích thơ, vào những cánh rừng đẹp như vậy, nhất định sẽ xúc động sáng tác thơ ca ngợi thiên nhiên.[/quote]
Có khoảng 150 loại cây phong (maple) trên thế giới. Nhưng ở Canada thì người ta trồng chỉ có khoảng 10 loại, tiêu biểu nhất là loại maple có hình và lá vào mùa hè như dưới đây:
http://www.netnewsledger.com/wp-content/uploads/2013/08/NorWesters-4-Tre...
http://fiestafarms.ca/wordpress/wp-content/uploads/2012/06/sugar-maple-l...
Vào mùa Thu, khoảng tháng 10 thì lá trở thành màu đỏ và được dùng làm biểu tượng trên cờ Canada. Vào khoảng giữa Thu, sắc màu ấn tượng của rừng thu với những con đường êm ái trải đầy lá phong đỏ đón bước chân người - có thể tìm thấy ở tất cả những khu rừng của Canada.
http://phukhanghung.com.vn/tin-tuc-a-trai-nghiem/phong-thuy/1338-mua-thu...
Hai bác LN Phát và TQVN cho là cây phong (maple, érable). Qua hai câu thơ bác Phát gởi, ở VN cũng có cây phong phải không ?
Tôi ghé ra nơi trồng gần nhà để coi kỹ lá cây phong. Không giống lá cây của bác TQVN gởi. Có lẽ đây là một trong 150 loại cây phong. Lá cây phong này có 5 ngọn nhọn
http://www.snv.jussieu.fr/bmedia/arbres/i-feuilles.htm
Có dạng giống hình d hoặc c trong trang web này :
- Feuille pentalobée à lobes très échancrés de Passiflore (d)
- Feuille pentalobée très échancrée du Liquidambar (c)
Có lẽ phong là loại cây đổi màu lá rất sớm vì lá đỏ xuất hiện từ 15-18 ngày nay rồi. Tuy nhiên các cây đỏ không đều vì có cây đỏ rực toàn bộ, có cây vẫn còn phân nửa lá xanh
Đính chính 1 chút bác TQVN. Mấy cây lá vàng, thân trắng vùng Rocky không phải cây Phong (Maple), mà là cây Bạch Dương (Aspen), cây này, lá nhỏ, tròn, đầu hơi nhọn, lá chỉ đổi vàng rất ít lá đổi màu cam nhạt. Những vùng Tây Mỹ (dãy Rocky), mùa thu chỉ thấy sắc xanh (thông) & vàng (bạch dương), không có đủ sắc đỏ, cam, tím nhưng vùng Đông Bắc, nhưng cũng rất đẹp.
http://www.youtube.com/watch?v=ExBdWXqDkEU
Tôi ở trong nước, chưa một lần được nhìn thấy cây phong ngoài thiên nhiên của xứ lạnh.
Thế nhưng, từ hồi nhỏ đọc Kiều, lòng bỗng ngưng lại ở đoạn Kiều tiễn chàng Thúc về Liêu Dương chịu tang chú: "Người lên ngựa kẻ chia bào, Rừng Phong thu đã nhuốm màu quan san", cảm giác cảnh thu tê tái chia ly. Rồi lại đọc "Rừng Phong" của Vũ Hoàng Chương. Kế, lại thấy trong một nguyệt san thời VNCH có một bài viết về nghệ thuật bonsai, người Nhật có thể tạo một tiểu cảnh rừng phong với kích thước thu nhỏ có thể trang trí trong nhà. Tôi tò mò cực độ về loài cây này, và rồi cũng biết nó qua các ảnh chụp trong các sách thực vật học.
Bây giờ thì, tôi chơi bonsai đã gần 30 năm, cây thân mộc nhiệt đới gì cũng thu nhỏ được vào gang tấc, nhưng cây phong thì vẫn không có. Lạnh như Đà Lạt cũng không thấy có, để chiêm ngưỡng "mùa thu chết" qua sắc lá phong. Chỉ cảm nhận mùa thu của đời mình, hiu hắt heo may.
Tôi không biết bài thơ này lại do Bùi Giáng dịch. Ông đúng là một kỳ tài (cùng là ... "kỳ nhân") của thi đàn VN!
Tôi nghe bài hát này lần đầu tiên bởi Julie Quang, tại phòng trà Ritz (của Jo Marcel), đuờng Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, ngày xưa, đâu đó năm 1970-71. Khi mình vẫn còn là một SV "ngơ ngác, khờ khạo" (?) mang nhiều mơ uớc ... lãng mạn. :)
Theo tôi biết, ca sĩ Julie Quang đã bỏ bớt chữ Quang trong nghệ danh mình, sau khi chia tay với Duy Quang.
Và như tôi đã ghi, nghe bài hát (sống) bởi Julie Quang (vợ cũ của ca sĩ Duy Quang), không chỉ tôi, mà tất cả khán giả hiện diện đã ... lịm người. Tôi và vài thằng bạn, cũng "nhóc" như mình (trong đa số khán giả thuờng lớn tuổi hơn nhiều), đã trở lại đây vài lần chỉ để nghe Julie Quang hát bài này.
Nuối tiếc biết bao cái thời tuổi trẻ tuyệt vời!
"Lòng ta là những thành quách cũ
Từ ngàn năm bổng vẳng tiếng loa xưa"
[quote=NGT]
Nhìn mấy tấm hình lá xanh chuyển qua đỏ khi vào thu, rất đẹp và nên thơ, không hiểu là cây gì. Bác LN Phát, Tâm Thanh, ... thích thơ, vào những cánh rừng đẹp như vậy, nhất định sẽ xúc động sáng tác thơ ca ngợi thiên nhiên.[/quote]
Có khoảng 150 loại cây phong (maple) trên thế giới. Nhưng ở Canada thì người ta trồng chỉ có khoảng 10 loại, tiêu biểu nhất là loại maple có hình và lá vào mùa hè như dưới đây:
http://www.netnewsledger.com/wp-content/uploads/2013/08/NorWesters-4-Tre...
http://fiestafarms.ca/wordpress/wp-content/uploads/2012/06/sugar-maple-l...
Vào mùa Thu, khoảng tháng 10 thì lá trở thành màu đỏ và được dùng làm biểu tượng trên cờ Canada. Vào khoảng giữa Thu, sắc màu ấn tượng của rừng thu với những con đường êm ái trải đầy lá phong đỏ đón bước chân người - có thể tìm thấy ở tất cả những khu rừng của Canada.
http://1.bp.blogspot.com/-WtGH8E95jDw/URKy540ya-I/AAAAAAAAAAU/GnmBNYswJa...
http://phukhanghung.com.vn/tin-tuc-a-trai-nghiem/phong-thuy/1338-mua-thu...
Lữ khách nghe hồn mở cửa, cho lòng vang tiếng xưa: L’Adieu-Mùa Thu Chết!
L’Adieu ~= Farewell ~= (Lời) Tam biệt!
Tuổi trẻ (cũng có thể không còn trẻ nữa :D), nhiều năm, sau "Tình Yêu Mùa Hè" (Summer Love") sẽ lại đến Mùa Thu (màu) Xám, Mùa Thu Buồn, chia tay, quay lại trường, (hoặc sau kỳ nghỉ hè quay lại công việc)...
Chắc chắn là buồn, nhớ rồi, đặc biệt đối với những ai trong hoàn cảnh như bài ca này:
Paris Summer
Nếu bạn là Mr. thì ca từ nói về bạn:
"Walking down some cobbled street
The sound of water near my feet
I found her
A hundred thousand flashes hit my mind
Soon my arms were all around her
We lay and let our heart take wings
And fly across the Seine
Love came for us from the sky
Pretending it was rain
Oooh, Paris summer"
Về "Nửa Kia"
"Standing on some cobbled street
The sound of water near my feet
You found me
I took the wedding ring off of my hand
Before he put his arms around me
I lived my lie and dreamed his dreams
And lay beside the Seine
When I left the tears I cried he though were just the rain
Oooh, Paris summer"
Quay lại bài L’Adieu-Mùa Thu Chết! của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi tin rằng nếu ông là chàng trai trong "Paris Summer" thì rất nhiều khả nămg ông không để cho Mùa Thu phải "chết". Ông sẽ mong cho mùa Thu qua nhanh, mùa Xuân cũng qua nhanh để ông quay lại Paris. :D
Chỉ đoán vậy thôi vì không còn cơ hội để hỏi ông nữa.
https://www.youtube.com/watch?v=G-zoGFLbimI
*Nguyễn Du:
" Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san"
Có lẽ lá cây phong xứ ôn đới mùa thu hóa đỏ, như bác NGT nói, là "màu quan san" của Tố Như? Người xưa hay nói màu chiều quan ải đỏ tím, gọi là "tử tái".
*Cung Trầm Tưởng:
Mùa Thu Paris
Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly
Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ
Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt gía từ tâm
Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu
Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì
Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời
Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù
Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !
*Tản Đà:
Từ vào thu đến nay
Gió thu hiu hắt
Sương thu lạnh
Trăng thu bạch
Khói thu xây thành!
Lá thu rơi rụng đầu gành...
*Yên Đỗ:
Thu điếu
Ao thu lạnh lẻo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo
Chòm mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo!
*Tương Phố:
Giọt lệ thu
Trời thu ảm đạm một màu
Gió thu hiu hắt thêm sầu lòng em
Trăng thu bóng ngả bên thềm
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng!
Thu có hạn, sầu dài không hạn
Cảm thu sang nhớ bạn lứa đôi
Đoạn trường biết mấy tao nôi
Khóc rồi lại khóc hờn thôi lại hờn
Khúc uyên dạo dây đờn ai dứt
Dao sầu kia cắt đứt lòng son
Trăm năm lỡ cuộc vuông tròn
Hờn duyên tủi phận lệ còn chứa chan...
*Lưu trọng Lư:
Tiếng Thu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em nghe chăng rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô...
[quote=Tâm Như]https://www.youtube.com/watch?v=YhLpfKMVBVM[/quote]
Mùa Thu Chết của Phạm Duy do JULIE QUANG hát hay.
Nhìn mấy tấm hình lá xanh chuyển qua đỏ khi vào thu, rất đẹp và nên thơ, không hiểu là cây gì. Bác LN Phát, Tâm Thanh, ... thích thơ, vào những cánh rừng đẹp như vậy, nhất định sẽ xúc động sáng tác thơ ca ngợi thiên nhiên.
Khu nhà nơi tôi ở có trồng một số cây này, bây giờ lá đang màu đỏ.
Về thực phẩm, mùa này đang là mùa hái nấm rừng. Tôi không biết nhận biết loại nấm đào ăn được cho nên không dám vào rừng hái (giai đoạn cho phép). Mua cho dễ, các loại nấm rừng vàng như girolle, chanterelle và cèpe (Boletus chippewaensis).
Trong đoạn phim youtube có hình những con nai ngơ ngác đạp trên lá đỏ khô. Nhưng trong thực tế, mùa thu là mùa cho phép săn bắn thú rừng như heo rừng, nai, thỏ rừng hare, gà lôi pheasant và bò rừng bison. Quay/nướng thịt rừng, nước sốt với nấm rừng và uống rượu vang đỏ Côtes du Rhône của Pháp, là tuyệt
https://www.youtube.com/watch?v=YhLpfKMVBVM
Bài Mùa Thu Chết phải do Julie (Quang) hát mới ... lịm người. Lệ Thu hát bài này không tuyệt bằng Julie (Quang).
https://www.youtube.com/watch?v=CFlZIYMi7nM
https://www.youtube.com/watch?v=9RPQa4vYS-g
https://www.youtube.com/watch?v=g52MtLf9Dfg
https://www.youtube.com/watch?v=XJGFRY79yvY