Hoàng Anh Tuấn
Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896. Trong cùng cảnh ngộ tương tự, nhiều sắc tộc, dân tộc khác trong cùng khu vực Lưỡng Hà đã bị tiêu vong hoặc đồng hóa từ lâu. Nhưng ngược lại, mặc dù chịu những đau khổ, mất mát (như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã rồi nạn lưu đày, trại tập trung) nhưng người Do Thái không chỉ duy trì được tôn giáo, văn hóa, nòi giống, bản sắc của mình, mà có những ảnh hưởng vượt trội trong cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng góp vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Với tổng số khoảng 14,5 triệu người sống rải rác tại 73 nước trên khắp thế giới (trong đó riêng tại Israel là 6 triệu, ở Mỹ 5,6 triệu), người Do Thái chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,2% tổng dân số thế giới. Tuy nhiên, trong số những người nhận được giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, kinh tế và y tế từ đầu thế kỷ XX đến nay, các nhà khoa học gốc Do Thái đến từ các quốc gia khác nhau đoạt được khoảng 30% tổng số giải thưởng trên.
Về địa hình, địa thế, Israel nằm ở vị trí hết sức khắc nghiệt, khác với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới:
Sau hàng ngàn năm lưu lạc, khi được Liên Hợp Quốc trao quyền lập quốc năm 1948, những người Do Thái từ khắp nơi quay trở về cố quốc, giành giật từng tấc đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” với người Ả-rập. Cũng từ đây họ có cơ hội sử dụng tư chất Do Thái của mình để bảo vệ Đất Thánh (Holy Land), bắt đầu tiến trình được “chúa giao phó” nhằm cải tạo mảnh đất khô cằn này thành Miền Đất hứa (Promised Land) như trong Kinh Thánh Do Thái và bắt mảnh đất này “nhả kim cương”, chứ không phải nhả vàng!
Trên vùng đất khô cằn và thiếu nước này, người Do Thái đã cải tạo và biến Israel trở thành “ốc đảo”, là “vườn rau” của châu Âu trong mùa đông với một nền nông nghiệp có năng suất và hiệu quả cao nhất thế giới. Với một số dân làm nông nghiệp ít ỏi (chỉ 2,5% trên tổng số gần 8 triệu dân), Israel không chỉ tự túc “an ninh lương thực”, cung cấp đủ lương, thực phẩm chất lượng cao cho mình, mà mỗi năm nông nghiệp đem về 3,5 tỷ USD từ xuất khẩu. Một ha đất nông nghiệp của Israel có thể trồng được tới 300 tấn cà chua bi, còn “Cô gái Do Thái” (bò Israel) cho ra sản lượng sữa tới 12 tấn/năm, so với 9 tấn của “Cô gái Hà Lan”.
Một số nguyên nhân chính:
Sức mạnh quốc phòng và ảnh hưởng của Israel
Nói đến bảo vệ đất nước Israel trong môi trường khắc nghiệt như vậy thì không thể không kể đến sức mạnh quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này. Israel hiện được xếp trong số 10 quốc gia có sức mạnh quốc phòng lớn nhất thế giới, nhưng lại có ngân sách quốc phòng ở mức thấp nhất trong các nước này (15 tỷ USD/năm).
Để dễ hình dung, mặc dù dân số chỉ bằng khoảng 1/8 dân số nước Anh và ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ bằng 1/3 của Anh, nhưng Israel có sức mạnh không quân đứng thứ tư thế giới, tương đương như của Anh. Như vậy nếu tính hiệu quả/số tiền chi cho quốc phòng (nói theo cách của Mỹ là “More Bang For the Buck”), thì Israel có thể là số 1 thế giới.
Tạm gác một bên con số thương vong của Israel và Hamas, trong cuộc chiến vừa qua, cả thế giới đều kinh ngạc khi chứng kiến tính hiệu quả của hệ thống đánh chặn tên lửa Mái Vòm (Iron Dome) khi chặn được tới 90% tên lửa của Hamas bắn sang Israel và gần 7000 tên lửa của Hamas bị phá hủy (cả do bị không quân Israel không kích nữa) có tầm bắn bao phủ 50% lãnh thổ và 80% dân số của Israel. Mặc dù ở ngay sát cạnh Gaza, nhưng tên lửa của Hamas bắn sang chỉ gây thương vong cho 6 dân thường (trong đó có 1 người Thái) và toàn bộ các hoạt động kinh tế khác của đất nước Israel, cũng như sinh hoạt của người dân nước này hầu hết không bị ảnh hưởng và vẫn diễn ra bình thường.
Mặc dù là đồng minh số 1 của Mỹ ở Trung Đông và thế giới, Israel vẫn cho rằng phải tự lực tự cường về quân sự, với chính sách quốc phòng riêng và dựa vào sức mình là chính. Để có sự “độc lập” tối đa, Israel không ký bất kỳ hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Ngay cả hệ thống phòng chống tên lửa Patriot của Mỹ khi đưa sang Israel trong cuộc chiến Vùng Vịnh II để chặn tên lửa Scud của Iraq, Israel cũng thấy bất cập vì Patriot gần như bất lực và quá tốn kém khi đối phó với các tên lửa “tự chế” của Hamas.
Một số điểm nổi bật:
Việc người Do Thái có các nhóm vận động và tác động vào nền chính Mỹ rất mạnh là điều hiển nhiên, và mọi người đều biết. Các nghị sĩ gốc Do Thái thống thường chiếm khoảng 10% trong tổng số 534 nghị sĩ Mỹ và nhiều chính trị gia tầm cỡ gốc Do Thái như cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, ứng cử viên tổng thống Joe Lieberman… có ảnh hưởng lớn đến các quyết sách của Mỹ đối với Israel và an ninh của Israel.
Tuy nhiên, có điều ít người biết về quy tắc “không thành văn” là để vào được vòng cuối, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ ngoài việc phải tuyên thệ trung thành với Mỹ, họ phải thuộc nằm lòng câu sẽ bảo vệ an ninh của Israel và thúc đẩy quan hệ đồng minh Mỹ-Israel sau khi đắc cử. Nói đúng nghĩa thì đó là sự vận động “ngược” để được các nhóm vận động Do Thái hậu thuẫn. Nếu không, chắc chắn họ sẽ bị đánh bật từ “vòng gửi xe”.
Không chỉ có vậy, báo chí, và các nhóm vận động có ảnh hưởng của người Do Thái còn “soi” rất kỹ tiểu sử và các phát ngôn của các lãnh đạo cấp cao trong tương lai nữa xem họ có thực sự nghĩ và làm đúng như điều họ nói không. Gần đây nhất, cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel suýt bị Thượng viện Mỹ (mà hầu hết là “đồng nghiệp” khi Hagel làm Thượng nghị sĩ) cho “té đài”. Số phiếu Thượng viện bỏ cho Hagel với cương vị Bộ trưởng Quốc phòng là 56/100 trong khi theo quy định phải là 60/100 và cuối cùng các nghị sĩ phải “sửa” quy định bỏ phiếu thì Hagel mới “thoát”. Chả là khi còn là Thượng nghị sĩ của Nebrasca, có lần “nóng mắt” vì sự lộng hành của các Nhóm vận động Do Thái mà Hagel buông ra câu: “Tôi không phải là Thượng nghị sĩ Israel, mà là Thượng nghị sĩ Mỹ” (nguyên văn: I am not an Israeli Senator, I am a United States Senator)!
“Chủ nghĩa xã hội” kiểu Israel
Tư tưởng “xã hội chủ nghĩa” như tự do, bình đẳng, bác ái in rất đậm nét trong tư duy, nền tảng chính trị và xã hội của Israel. Khi tiếp xúc với các giới khác nhau của Israel như như học giả, nhà ngoại giao, kinh tế gia và quan chức chính quyền, họ không những không phủ nhận, mà còn rất tự hào về điều này. Về hình thức có thể thấy như sau:
Một là, các Kibbudz (Công xã của người Do Thái), tương tự như một số “anh em” ở các nước khác như Nông trang tập thể (Liên Xô cũ); Công xã nhân dân (Trung Quốc) hay hợp tác xã của ta. Trong khi hầu hết những người anh em khác đều đã “thăng thiên” thì Kibbudz vẫ sống khỏe, và đang chuyển mình rất mạnh từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình quản lý hiện đại, có các trung tâm nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng công nghệ cao, thiết bị quốc phòng… Hiện tại ở Israel có khoảng 270 Kibbudz, thu hút 100.000 người sinh sống, đóng góp khoảng 12% sản phẩm công nghệ cao và 40% sản lượng nông nghiệp xuất khẩu của Israel.
Các Kibbudznik là những cư dân sống trong các Kibbudz trên cơ sở tự nguyện, không có bất kỳ sở hữu riêng mà làm chung, hưởng chung, sinh hoạt chung và được Kibbudz cung cấp nhà cửa, chăm sóc y tế, trông giữ con cái. Nếu muốn, bất kỳ người Israel nào cũng có thể “làm đơn” xin vào Kibbudz nếu chấp nhận các nguyên tắc, luật lệ chung (do từng Kibbudz đặt ra), ngoài ra họ có thể dời bỏ các Kibbudz bất kỳ lúc nào nếu cảm thấy không còn phù hợp.
Hai là, Công đảng Israel (đảng của người lao động, có nhiều thiên hướng xã hội chủ nghĩa) được sáng lập bởi những người Do Thái trở về từ Liên Xô khi Nhà nước Do thái ra đời năm 1948. Do đó, họ mang nặng ý thức hệ và chịu ảnh hưởng bởi ý thức hệ chủ nghĩa xã hội từ Liên Xô. Từ năm 1948-1977, Công đảng đóng vai trò chi phối hệ thống chính trị Israel, và vai trò “độc quyền” này chỉ bị Đảng Likud “hạ bệ” vào năm 1977.
Ba là, trong giai đoạn 1948-1977, vai trò của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chi phối nền kinh tế Israel. Sở dĩ nhà nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có vai trò lớn là do ngoài ý thức hệ, Israel còn được nhận khoản tiền bồi thường rất lớn từ nước Đức do gây ra nạn diệt chủng Holocaust nên dễ bề thao túng chính sách. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1970, cùng với sự thay đổi chính trị, kinh tế cũng có những thay đổi theo hướng thị trường với sự ra đời của các doanh nghiệp tư nhân và tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Các đồng nghiệp Israel cho biết, khi sinh thời, Thủ tướng và người sáng lập Nhà nước Do Thái David Ben Gurion rất ngưỡng mộ Hồ Chủ Tịch và phong trao đầu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Còn các Tưỡng lĩnh Israel thì coi Võ Nguyên Giáp là nguồn cảm hứng.
Về nguồn gốc tư tưởng “xã hội chủ nghĩa” của người Do Thái, nhiều đồng nghiệp Israel cho rằng có thể lần ngược đến thời kỳ Kinh Thánh ra đời, và trong kinh thánh tiếng Hebrew của người Do Thái đã ghi rõ cả việc đối xử bình đẳng, không chỉ giữa người với nhau, mà còn với cả nô lệ và súc vật nữa. Ngoài ra, suy nghĩ đó còn được hình thành một cách bản năng, ẩn sâu trong suy nghĩ của họ xuất phát từ việc trong hơn 2000 năm chịu thân phận lưu vong, hèn mọn. Do điều kiện sống khắc nghiệt, lại bị miệt thị, khinh rẻ, trong khi phải “chiến đấu” để bảo vệ bản sắc và tôn giáo Do Thái của mình, nên người Do Thái không có cách nào khác hơn là phải sống nương tựa vào nhau, an ủi nhau, cũng chịu “thử thách của chúa” cho đến “ngày trở về Jerusalem”.
Vấn đề bảo vệ nguồn nước
Hiện nay ở phương Tây, và kể cả Việt Nam nữa, đang có phong trào thách đố nhau tự dội nước đá vào đầu (Ice Bucket Challenge) để góp tiền chữa trị bệnh ALS và để thử thách lòng “can đảm” của nhau (mặc dù ở ta mới thấy có một số người dội nước nhưng chưa thấy đóng tiền, có thể vì chẳng biết đóng ở đâu, đóng cho ai và tiền đó có đến tay bệnh nhân ALS hay không…!). Đặt câu chuyện này trong xã hội Israel thì thấy có phần “nhảm nhí”, cả người khởi xướng và người thực hiện có thể phải “ngồi bóc lịch”, bởi lẽ:
Lập luận của người Do Thái là: Một, nếu thực sự quan tâm thì cứ đóng tiền, chứ sao phải dội nước. Hai, còn có rất nhiều hình thức khác vừa “vui nhộn”, vừa tạo sự quan tâm hơn của cộng đồng, mà không cần phải dội nước. Ba, tại sao lại tập trung dồn tiền cho nghiên cứu ALS lớn đến như vậy vì trên thế giới cứ 6000 người, mới có một người mắc ALS. Tạo sao lai không dành tiền và nguồn lực để tạo sự quan tâm của cộng đồng cứu chữa những căn bệnh khác còn nguy hiểm hơn nhiều, như Ebola chẳng hạn. Và còn rất nhiều các lập luận khác nữa. Điều đó, cho thấy trong văn hóa tranh luận và chính trị của người Do Thái, họ luôn nhìn vấn đề từ rất nhiều các góc độ khác nhau để tìm vấn đề và đưa ra giải pháp.
Quốc gia khởi nghiệp
“Quốc gia khởi nghiệp: Câu chuyện về sự thần kỳ kinh tế của Israel” (nguyên văn: Start-up Nation: The Story of Israel’s Economic Miracle) là cuốn sách của tác giả Dan Senor và Saul Singer in năm 2009 và được khá nhiều người Việt biến đến với bản dịch tiếng Việt in sau đó. Khi đặt chân đến đất nước này, cảm nhận về “quốc gia khởi nghiệp” ngày một rõ nét hơn. Trong trao đổi, các quan chức của bạn nhắc không dưới 15 lần với sự tự hào và kiêu hãnh. “Start-up nation” không chỉ gợi cho mọi người thấy về một đất nước Israel non trẻ, khao khát vươn lên; là nơi các công ty khởi nghiệp (chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao) chen vai thích cánh; mà còn là cách biểu đạt mới để định vị Israel trên bản đồ công nghệ của thế giới. Start-up Nation không chỉ là câu nói xuông, mà là khẩu hiệu hành động của chính phủ; sự hỗ trợ của cộng đồng và thiết chế; và sự hưởng ứng của trí thức/giới doanh nhân trẻ tạo sự đột phá cho Israel.
Israel chọn hướng đi với thương hiệu “Start-up Nation” là có những lý do riêng của mình:
Di sản lịch sử
Đến Jerusalem, thăm khu phố cổ (chỉ vẻn vẹn 1km2), được nghe và xem về các bằng chứng lịch sử khu vực này trong suốt trên 3000 năm mới cảm nhận được tính phức tạp của các vấn trong nội bộ một tôn giáo, giữa ba tôn giáo (Do Thái, Thiên chúa và Đạo Hồi) với nhau, và các biến động lịch sử, các cuộc chiến tôn giáo, rồi các cuộc thay ngôi, đổi chủ. Chẳng hạn:
Trở lại vấn đề Israel, hầu hết những người nghiên cứu chính trị Israel, nắm được tư duy Do Thái, và tính phức tạp trong cấu trúc kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo Israel đều có nhận định chung là: tuy chỉ có hơn 8 hơn triệu dân, nhưng hệ thống chính trị của Israel được xem là hệ thống chính trị phức tạp nhất thế giới. Điều này là do:
Trước đây khi đọc câu nói của bà Golda Meir (vị nữ Thủ tướng dân cử thứ ba của thế giới) khi gặp Tổng thống Nixon rằng, “ông là Tổng thống của 150 triệu dân, còn tôi là Thủ tướng của 6 triệu Thủ tướng” thì chưa thực sự biết hàm ý câu này. Giờ mới thấy rõ ý câu này là làm chính trị ở Israel khó hơn ở Mỹ và Mỹ không nên hiểu, không ép Israel một cách quá mức.
TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bài viết tổng hợp những ghi chép đăng lần đầu trên trang Facebook của tác giả về chuyến công tác tới Israel gần đây, thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của cơ quan nơi tác giả công tác.
Đón đọc phần II: Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!
Kính bác mn,
Đọc xong bài chủ, rồi xem ý kiến độc giả, qua đó tôi thấy:
[quote]Khách mn viết:
*Trong bài này t/g đã dùng nhiều từ "Do Thái", đồng thời với từ Israel. Tôi không có v/đ gì trong việc dùng tên tiếng Anh (hay bản ngữ) cho tên các quốc gia. Nhưng nếu đã có tên Việt là Do Thái (như Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, ...) thì sao lại không dùng?
*Đọc thấy chữ "Gioóc-đa-ni" tôi đã ... bực mình (nhất là lại đuợc viết cạnh các chữ Israel, Palestine). Đây không phải tiếng Việt, không là tiếng Anh, cũng không phải bản ngữ. Giống như truớc đây CPVN qui định phải ghi là Ôx-trây-li-a (hình như thế?) cho chữ nuớc Úc đơn giản. Có vô số thí dụ về các tên nuớc, địa danh, không biết thuộc tiếng nuớc nào. Phát âm thì trẹo cả luỡi, viết ra lần sau khác ... lần truớc. Ông Tuấn là một TS, chức vụ khá cao, mà vẫn còn bị trói buộc bởi những thứ ngớ ngẫn này thì kém quá.[/quote]
thì trong bài chủ, t/g đã viết:
[quote]
Con của một phụ nữ Do Thái đương nhiên được coi là người Do Thái, còn con của người đàn ông Do Thái với một phụ nữ không phải Do Thái thì chỉ được coi là người Israel (nếu như sống ở Isael), chứ không được coi là người Do Thái.[/quote]
Vậy, ông Hoàng Anh Tuấn đã phân biệt khi nói "Do Thái" để chỉ về chủng tộc nòi giống của dân được "Chúa chọn", còn khi nói "Israel" là để chỉ quốc gia (có các chủng tộc khác đồng cư, cả một số người Palestin, và cùng mang quốc tịch Israel). Qua đó ta hiểu quốc gia Israel tuy nhỏ và ít dân, nhưng cũng đa sắc tộc. Và dân tộc đa số Do Thái, xem ra rất "phân biệt" mình với các chủng dân khác.
Về các từ viết theo lối phiên âm, mà một thời người CSVN chủ trương, đến tận nay vẫn thấy phổ biến trên báo ND và QĐND, nó thành thói quen chưa dứt hẳn với các trí thức XHCN cao tuổi.
Khi đó, tuy chủ trương cực đoan Việt hóa tất cả danh từ ngoại ngữ trong văn bản Việt ngữ, nhưng họ không đủ sức và nhất quán nên tạo ra tình trạng lợn cợn khôi hài như bác đề cập. Ví dụ họ bỏ các danh từ riêng như Úc Đại Lợi, Gia nã Đại, Á căn Đình, Mễ tây Cơ, Ba Tây, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Tân Tây Lan, Hạ Uy Di (vốn phiên âm đợt hai qua đợt một của chữ Hán) ...để thay bằng Ốt-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô, Bờ-ra-xin, Phi-líp-pin, In-đô, Ma-lay-si-a, Sin-ga-po, Niu-di-len, Ha-Oai. Thế nhưng, họ lại giữ nguyên Pháp, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Bỉ, Áo, Nhật, Mông Cổ ...ở đợt phiên âm thứ nhất qua tiếng Trung Hoa, kiểu như Asia là Á tế Á.
Về tên người hoặc các danh từ ít phổ biến hơn, thì mỗi tác giả khi viết bài viết sách, mạnh ai nấy phiên âm theo giọng địa phương cá nhân mình.
Sự thiếu chu đáo tới nơi tới chốn, chưa nói ức chế tinh thần cầu thị, một thời làm tê liệt nhu cầu hiểu rộng ra thế giới qua ngoại ngữ, mà hậu quả dai dẳng là sự hỗn loạn văn phong như bác thấy.
Riêng nội dung bài viết trên, thiển ý tôi thấy còn nhiều chỗ có thể bàn cãi. Tỉ như khi t/g nói về Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Theo tôi, nên phân biệt là Công giáo La Mã hoặc Ki Tô giáo (có thêm đức tin Tân Ước), Do Thái giáo và Hồi giáo, chính xác hơn. Vì Thiên Chúa giáo, nói tổng quát cùng một tín lý Cựu Ước, là bao gồm cả tín ngưỡng độc thần của Do Thái giáo lẫn Hồi giáo và nhiều giáo phái khác như Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin Lành ...Tất cả đều tin vào duy một "khái niệm về đấng" toàn năng, toàn trí, tự hữu, chủ thể sáng tạo vũ trụ, dù có gọi "Ngài" là Chúa Trời, Thượng Đế hay Thánh A-la ...Khái niệm "một tự hữu" bản thể, được nhân cách hóa qua hình ảnh của chính con người tín ngưỡng. Khái niệm bản thể "hữu" này, triết Trung Hoa gọi là Thái Cực (hữu niệm, tức cái "khái niệm về vô niệm" Vô cực), nôm na là ông Trời trong dân gian VN hay "Vô cực thiên tôn" của đạo Cao Đài. Thái Cực sinh Âm Dương, khác gì Chúa Trời sinh ra mặt trời/mặt trăng, ngày/đêm, Adam/Eva...?!
Tại sao VN không bao giờ bằng được DT
http://www.danchimviet.info/archives/90864/ve-hoi-nghi-thanh-do/2014/10
DCV.info 11.10.2014
Về Hội nghị Thành Đô-Chu Chi Nam
[Quote]... Vào năm 1981, Mai Chí Thọ tuyên bố trước một số trí thức miền Nam phải đi học tập cải tạo:
" Hồ Chí Minh có thể là một kẻ độc ác, Nixon có thể là người vĩ đại, người Mỹ cótheer đã có chính nghĩa. Nhưng chúng tôi đã thắng và người Mỹ đã bị đánh bại, bởi vì chúng tôi đã thuyết phục được người dân rằng HCM là người vĩ đại và Nixon là kẻ giết người, người Mỹ là những kẻ xâm lược. Yếu tố then chốt là kiểm soát được lòng dân và quan điểm của họ. Chỉ có chủ nghĩa Marx-Lenin là làm được điều đó. Không ai trong các anh thấy sự kháng cự đối với chế độ của những người Cộng sản. Vì vậy đừng suy nghĩ về chuyện đó. Quên chuyện đó đi " ( Mai Chí Thọ-Đoàn Văn Toại 'A Lament for Vietnam-NewYork Times Magazine-29.3.1981 )
[quote=slinkee]Bác Hồ vĩ đại và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm quái gì có tinh thần "lấy ít địch nhiều". Đại Tướng còn nêu rõ trong 1 cuộc phỏng vấn là có thể 30 lính Việt để đổi lấy 1 lính Pháp, nhưng cuối cùng thì Pháp cũng không chịu nổi, lợm giọng mà cút . Trong Đèn Cù cũng kể lại tướng Tàu, trùm thiên hạ vụ biển người, còn chào thua Đại Tướng Võ Nguyên Giáp về khoản nướng quân . Theo lời Phan Nhật Nam thì quân đội miền Bắc quá nhiều "tiền" -quân lính- mà còn chơi xả láng nên lính miền Nam chịu không nổi .
Đây là chiến thuật làm quân địch ngán và lợm giọng vì nướng quân vô tội vạ đấy, chớ "lấy ít địch nhiều" hồi nào ?[/quote]
Đúng quá, slinkee ạ!
Võ Nguyên Giáp là "đại tướng nướng quân", học chiến thuật (nếu đáng được gọi là chiến thuật) của Ba Tàu, lấy thịt đè người, đẩy ùa lính vào chỗ chết.
Còn Do Thái, trong cuộc chiến 6 ngày, thì dùng ít quân, phối hợp với kỹ thuật tân kỳ và chiến thuật tấn công thần tốc, bất ngờ trước khi liên minh Ả Rập chuẩn bị kịp kế hoạch tiêu diệt nước Do Thái. Chiến đấu cơ Do Thái bay thấp rà (để tránh ra đa) đến phá huỷ các phi trường quân sự và không lực của Ai Cập (phá huỷ trên 300 chiến đấu cơ Ai Cập) chỉ trong vòng vài tiếng. Nhờ chiếm được thế thượng phong trên không, Israel đưa quân đến tấn công binh lực Ai Cập tập trung ở xa mạc Sinai, và "làm thịt" luôn binh lực của các nước Ả rập yếu hơn như Jordan, Syria. Sau trận chiến ngắn ngủi ấy, Israel chiếm thêm được các vùng đất Golan Height, Gaza Strip, West Bank.
Trong khi ấy Bác Hồ nhà ta không ngần ngại đẩy thanh niên vào chỗ chết, với số tử vong cao gấp ba hay bốn lần số lính Pháp bị chết. Đã vậy mà, sau chiến thắng ấy, Hồ ta lại phải chấp thuận cắt đất nước làm hai, tức là đã không chiếm được Lorraine, Pas de Calais hay Normandie :), mà lại bị "mất" một nửa nước (cái phần nửa được gặp hên, vì không thuộc về cộng sản).
Ối giồi ơi, mấy ông Do Thái sao mà khiêm tốn đến thế, làm ơn đọc kỹ lại lịch sử thế giới đi, Hồ với Giáp làm sao mà so sánh với mấy ông được!
Bác Hồ vĩ đại và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm quái gì có tinh thần "lấy ít địch nhiều". Đại Tướng còn nêu rõ trong 1 cuộc phỏng vấn là có thể 30 lính Việt để đổi lấy 1 lính Pháp, nhưng cuối cùng thì Pháp cũng không chịu nổi, lợm giọng mà cút . Trong Đèn Cù cũng kể lại tướng Tàu, trùm thiên hạ vụ biển người, còn chào thua Đại Tướng Võ Nguyên Giáp về khoản nướng quân . Theo lời Phan Nhật Nam thì quân đội miền Bắc quá nhiều "tiền" -quân lính- mà còn chơi xả láng nên lính miền Nam chịu không nổi .
Đây là chiến thuật làm quân địch ngán và lợm giọng vì nướng quân vô tội vạ đấy, chớ "lấy ít địch nhiều" hồi nào ?
[quote=Hai lúa]Do Thái là thần tượng của mình, nên vừa thấy tựa bài là mình vào đọc ngay. Bla bla bla... hay quá là hay. Tác giả viết quá đúng. Nhưng khi đọc đến đây:
[quote="Hoàng Anh Tuấn"]Các đồng nghiệp Israel cho biết, khi sinh thời, Thủ tướng và người sáng lập Nhà nước Do Thái David Ben Gurion rất ngưỡng mộ Hồ Chủ Tịch và phong trao đầu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Còn các Tưỡng lĩnh Israel thì coi Võ Nguyên Giáp là nguồn cảm hứng.[/quote]
thì giống như đang nhai cơm ngon lành bổng cắn phải hạt sạn ê cả răng hay đang húp nước lèo sùm sụp ngon lành bổng thấy con gián nằm thả ngữa nhìn mình khi dễ trong cái tô của mình. Thiệt muốn "đổ mười cái tự do" hết sức. Hỏi nhỏ tác giả nhé "Nè, có thiệt hôn ông cha nội, cháu ngoan của Bác Hồ? Cái này thì tui nghi quá !". Mà nếu thiệt như dzậy, thì trình độ lấy ống đu đủ thổi cuốn rún của mấy cha nội chính khứa Do Thái đúng là ăn đứt các cha nội văn sĩ bị rọ mõm Việt Nam thời bao cấp. Ben Gurion dành được độc lập mà không phải nhờ vả thằng nào, con nào trong khi Hồ Chủ Tịch nhà ta phải nhờ 2 thằng anh côn đồ Nga & Tàu chống lưng thì Ben ngưỡng mộ Hồ ở chổ nào ? Hay ngưỡng mộ nghệ thuật dẩn dắt của Hồ Chủ Tịch đưa dân từ nô lệ này (nô lệ Tây) đến nô lệ khác (nô lệ Tàu) ? Còn các tướng lãnh Israel coi Võ Nguyên Giáp là nguồn cảm hứng chắc là phục Võ sát đất về việc đánh te tua các anh em một nhà Quốc Dân Đảng trong vụ án Ôn Như Hầu để rồi một mình một chợ múa gậy vườn hoang ?
Người đàng hoàng không ai thấy sang bắt quàng làm họ. Không nên bắt chước bác Tổng Trọng mà cho rằng "Mình có gì thì Do Thái thành công như thế nó mới nễ chứ!". Ai biết được Do Thái nó nhìn bọn XHCN VN nó khinh như chó.[/quote]
Đang đọc bài viết chính thấy đoạn bôi đậm trên tôi lập tức nghĩ thể nào cũng có người chọc ngoáy chỗ này thì quả đúng như vậy! Sau khi đọc xong bài báo, đọc tiếp sang phần bình luận thì thấy ngay đoạn bình luận trên đây. Đoạn bôi đậm chỉ là tiểu tiết trong một bài viết hay nhưng lại là ý chính để cho người thiếu thiện ý đả kích. Hơn nữa lấy cảm hứng từ một ai đó khác với làm giống người đó. Nói cho cùng chẳng phải là Israel đang có tinh thần 'lấy ít địch nhiều' từ người VN mà đại diện là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đó sao?
Israel là nơi và Do Thái là dân tộc tôi kính phục nhất. Trong lời bình luận của tôi cho một bài viết khác tôi đã viết rằng nếu TQ ở cạnh Israel thì họ sẽ không thể o ép Israel như đang o ép VN hiện nay được.
PS. Chỉ có một chi tiết tôi để ý thấy lạ là tác giả viết hoa "Do Thái", "Đạo Hồi" nhưng lại viết "Thiên chúa". Dù không tôn trong đạo Thiên Chúa thì ít nhất với tư cách là danh từ riêng, các danh từ này phải được viết hoa giống nhau ('Thiên chúa' phải được viết là 'Thiên Chúa') theo đúng ngữ pháp chứ.
http://nghiencuuquocte.net/2014/10/10/giai-ma-thanh-cong-cua-israel-va-n...
10.10.2014
Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái-Hoàng Anh Tuấn
Trích
[Quote]Thành công của người Do Thái thì nhiều nguòi đã biết, đã nghe từ lâu, và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết ...[/quote]
Hôm nay có thời gian đọc lại bài viết này. Do Thái (DT) là một dân tộc tôi ngưỡng mộ. Diễn tiến hình thành cùng tồn tại của quốc gia DT là một câu chuyện đáng khâm phục.
Có vô số câu chuyện và hình ảnh từ nơi đó tạo nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Hình ảnh các nữ chiến binh DT, hay các quân nhân DT da đen gốc Phi châu - có lẽ từ Ethiopia - cho thấy một tinh thần chủng tộc bao dung, vững vàng, một ý thức sinh tồn mạnh mẽ. Câu chuyện tìm lại được một bộ tộc DT thất lạc mấy ngàn năm trước và được đưa trở về miền đất hứa giống như chỉ có trong phim ảnh.
Tuy nhiên, đọc kỷ lại bài viết trên, đúng như hai bạn đọc bên dưới đã nhận định, một số "viên sạn" bị cố ý nhét vào trong bài viết, làm mất đi tính khách quan của một bài viết thông tin có lẽ khá nhất từ một người thân cận (?) với chế độ ở VN. Để chi thế? Là một thói quen, một qui định bắt buộc, hay một niềm tin trong vô thức? (Cũng giống như truyện Tam Quốc Chí in lại sau này cũng phải chèn vào một câu nói của ông Hồ trong phần giới thiệu - một sự su nịnh hết sức vô duyên và lạc điệu).
Đáng trách là "những viên sạn" bỏ vào lại là những thông tin không mấy chính xác.
[quote]Tác giả
Các đồng nghiệp Israel cho biết, khi sinh thời, Thủ tướng và người sáng lập Nhà nước Do Thái David Ben Gurion rất ngưỡng mộ Hồ Chủ Tịch và phong trao đầu tranh giành độc lập của nhân dân ta.[/quote]
Thú thật, tôi không tin không tin câu chuyện của "các đồng nghiệp" này chút nào cả. Có nhiều chi tiết lịch sử để kể ra hết tại sao không thể tin. Theo tôi, it nhất ở một lý do đơn giản: một người nào đó chỉ ngưỡng mộ người tài giỏi và/hay đạt nhiều thành quả hơn mình. Huống chi, có ít nhất chính một nửa nước VN không ngưỡng mộ ông Hồ chút nào cả.
Chi tiết về đảng Lao động Do Thái (Israeli Labor Party) cũng bị viết sai, có lẽ cũng do sự tiêm nhiễm ý thức hệ (chính quyền VN hay dùng từ Công đảng thay vì Lao động, nghe hết sức ... xa lạ).
Được hợp nhất vào năm 1968, từ vài đảng nhỏ hoạt động tại Palestine từ những năm đầu thế kỷ 20. Nó hầu như chả dính líu gì đến những người di dân DT từ Liên Xô. Huống chi đa số các di dân từ LX đó lại là những người chống cs. Ai theo dõi tin tức chắc còn nhớ là trong nhiều năm thập niên 1960-1980 LX đã cấm cản dân DT ở LX di cư đến DT - chỉ được mở rộng cửa từ thời ông Gorbachev. Lý do cấm cản do LX là một đồng minh hết sức thân cận, là nước cung cấp vũ khí cho khối Ả Rập trong các cuộc chiến tranh chống DT. LX không muốn mất lòng mấy anh bạn đồng minh mua vũ khí của mình.
Một câu chuyện tiếu lâm ý nhị liên quan đến chuyện di dân DT từ LX đi DT:
Một nhân viên KGB đi trong công viên và thấy một cụ già người Do Thái đang đọc một cuốn sách.
Anh KGB hỏi: “Đang đọc gì đó ông già?”
Cụ già trả lời:“Tôi đang cố gắng tự học tiếng Hebrew.”
Anh KGB hỏi tiếp: “Tại sao phải cố học tiếng Hebrew? Phải mất rất nhiều năm mới có được chiếu khán đi Do Thái. Có thể ông sẽ chết trước khi giấy tờ xong xuôi đó.”
“Tôi học tiếng Hebrew để khi tôi chết và lên thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moses. Hebrew là ngôn ngữ sử dụng trên Thiên đàng,” cụ già đáp.
“Nhưng nếu lỡ khi ông chết ông lại xuống Địa ngục thì sao?” anh KGB lại hỏi.
Và cụ già trả lời: “Tiếng Nga, thì tôi đã biết rồi.”
(Dan Sweeney).
Có nhiều điều có thể viết về dân tộc và nước DT, cùng vài chi tiết trong bài viết này. Nhưng thôi, còm đã dài.
Do Thái là thần tượng của mình, nên vừa thấy tựa bài là mình vào đọc ngay. Bla bla bla... hay quá là hay. Tác giả viết quá đúng. Nhưng khi đọc đến đây:
[quote="Hoàng Anh Tuấn"]Các đồng nghiệp Israel cho biết, khi sinh thời, Thủ tướng và người sáng lập Nhà nước Do Thái David Ben Gurion rất ngưỡng mộ Hồ Chủ Tịch và phong trao đầu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Còn các Tưỡng lĩnh Israel thì coi Võ Nguyên Giáp là nguồn cảm hứng.[/quote]
thì giống như đang nhai cơm ngon lành bổng cắn phải hạt sạn ê cả răng hay đang húp nước lèo sùm sụp ngon lành bổng thấy con gián nằm thả ngữa nhìn mình khi dễ trong cái tô của mình. Thiệt muốn "đổ mười cái tự do" hết sức. Hỏi nhỏ tác giả nhé "Nè, có thiệt hôn ông cha nội, cháu ngoan của Bác Hồ? Cái này thì tui nghi quá !". Mà nếu thiệt như dzậy, thì trình độ lấy ống đu đủ thổi cuốn rún của mấy cha nội chính khứa Do Thái đúng là ăn đứt các cha nội văn sĩ bị rọ mõm Việt Nam thời bao cấp. Ben Gurion dành được độc lập mà không phải nhờ vả thằng nào, con nào trong khi Hồ Chủ Tịch nhà ta phải nhờ 2 thằng anh côn đồ Nga & Tàu chống lưng thì Ben ngưỡng mộ Hồ ở chổ nào ? Hay ngưỡng mộ nghệ thuật dẩn dắt của Hồ Chủ Tịch đưa dân từ nô lệ này (nô lệ Tây) đến nô lệ khác (nô lệ Tàu) ? Còn các tướng lãnh Israel coi Võ Nguyên Giáp là nguồn cảm hứng chắc là phục Võ sát đất về việc đánh te tua các anh em một nhà Quốc Dân Đảng trong vụ án Ôn Như Hầu để rồi một mình một chợ múa gậy vườn hoang ?
Người đàng hoàng không ai thấy sang bắt quàng làm họ. Không nên bắt chước bác Tổng Trọng mà cho rằng "Mình có gì thì Do Thái thành công như thế nó mới nễ chứ!". Ai biết được Do Thái nó nhìn bọn XHCN VN nó khinh như chó.
Quốc gia và dân tộc Do Thái (DT) có nhiều nghịch lý, và đã đem lại nhiều ngạc nhiên cho cả thế giới từ khi thành lập năm 1948. Đúng ra là từ hơn hai ngàn năm truớc, khi Thánh Mosé dẫn dắt dân nô lệ DT từ Ai Cập trở về miền đất hứa Palestine.
Thời còn là SV ở SG, tôi đã say sưa với quyển "Về miền Đất hứa" (Exodus) cùa Leon Uris (một sự trùng hợp thú vị là được dịch bởi chính nhà văn Thế Uyên - người đang được đề cập trong vài còm trong một đề tài khác). Quyển sách kể về sự trở về miền đất Palestine của dân Do Thái, phần lớn từ các nuớc ở châu Âu, sau thế chiến thứ II.
Bài viết này có vài đọan so sánh thú vị, làm tôi bật cuời. Thí dụ:
[quote]Trong khi hầu hết những người anh em khác (của các nuớc cs) đều đã “thăng thiên” thì Kibbudz vẫn sống khỏe ...[/quote]
Thực tế thì mấy cái nông trang tập thể, công xã nhân dân, Hợp tác xã, chỉ là những nơi bóc lột sức lao động của nông dân. Lại được quản lý bởi băng đảng các ông chủ nhiệm, bí thư ít học, tham ô, quan liêu, thì sao so sánh được với Kibbutz của người DT? "Thăng thiên" là điều đương nhiên thôi!
Nhưng có đọan:
[quote]Còn các Tưỡng lĩnh Israel thì coi Võ Nguyên Giáp là nguồn cảm hứng.[/quote]
Tôi chưa hề nghe chuyện này. Nhưng tôi có nghe nhiều lần chuyện Tuớng một mắt Moshe Dayan, cựu BT Quốc phòng DT, đã thăm miền Nam VN vài lần, từng tuyên bố: "Muốn thắng cs phải thua cuộc chiến VN". Tiếc là tôi không tìm thấy nguồn để xác minh mức độ trung thật như thế nào.
T/g có nhắc đến lời trao đổi của bà Golda Meir với TT Nixon “ông là Tổng thống của 150 triệu dân, còn tôi là Thủ tướng của 6 triệu Thủ tướng”. Tôi không tìm thấy nguồn (dù đọc thấy rất nhiều trang mạng có ghi lại vô số các câu nói nổi tiếng của bà Golda Meir). Tò mò tìm vì tôi biết thời gian ông Nixon làm TT thì dân số Mỹ đã trên 200 triệu.
Bà TT Golda Meir là một trong hai nữ Thủ tuớng tôi rất kính phục (bà kia là Margaret Thatcher của Anh). Câu chuyện đời của bà cũng lạ lùng. Sinh ra ở Ukraine, lớn lên ở Mỹ, sau về lại DT để sống (khỏang 1921).
Bà có nhiều câu nói rất nổi tiếng. Thí dụ khi nói về chiến thắng của DT truớc khối Á Rập, bà nói: "Vũ khí bí mật của chúng tôi: vì không có con đường nào khác" (As to Israel’s military successes, she responded: Our secret weapon: No alternative). Hay vào năm 1948, trong một cuộc gặp gỡ bí mật với vua Jordan, ông vua khuyên người DT không nên vội vã tuyên bố thành lập quốc gia, bà đã trả lời: "Chúng tôi đã chờ đợi 2 ngàn năm. Như thế có vội vã không?"
Vào kỳ Olympics 1972 tại Đức, quân khủng bố Palestine đã bắt cóc và tàn sát các lực sĩ DT. Bà Golda Meir, khi đó là TT, đã cho thành lập tóan đặc nhiệm đi săn lùng và ám sát hầu hết các nhân vật Palestine đã chủ xuớng cuộc tàn sát này. Phim Munich vẻ lại câu chuyện này một cách hồi hộp, gay cấn, cũng nhiều "tình cảnh" (không phải cảnh tình yêu. :)).
Bà Golda Meir là một phụ nữ xuất sắc, một chính khách tài giỏi, dẫn dắt dân tộc DT trong một giai đọan khó khăn. Bà chết đi được "chôn cất" trong một "cái lăng vĩ đại"
Ngôi một đơn giản của bà Golda Meir. "Cái lăng vĩ đại" nằm trong tâm khảm của dân tộc DT và của nhiều người quí trọng bà khắp thế giới.
Ghi vội vài ý tuởng đến từ cảm xúc khi đọc một bài viết về đất nuớc và dân tộc Do Thái.
Lần đầu tiên được nghe một quan chức Vịt nói chân xác về Do Thái-Israel. Và thông cảm tác giả vẫn phải chèn vài cục đá vào cho chắc ăn.
Admin đăng tiếp bài 'Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái'