Lê Kiên
Dân Luận: Lấy phiếu tín nhiệm là một việc mới, rất quan trọng, được nhân dân đánh giá cao nhưng sẽ phải tạm dừng vì "có những điểm cần rút kinh nghiệm". Cần rút kinh nghiệm ở những điểm cụ thể nào thì không thấy ông Phan Trung Lý nói tới, thật tiện! Bộ Chính Trị có ý kiến là Quốc Hội thực hiện răm rắp, công tác cán bộ, theo đại biểu Ksor Phước, vẫn là công tác của Đảng. Vậy đẻ ra Quốc Hội làm gì cho tốn kém, Bộ Chính Trị cứ mạnh dạn quyết là được rồi à!
Cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (21-2) đã đi đến kết luận là sẽ đề nghị Quốc hội tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn.
Việc tạm dừng này thực hiện theo ý kiến của Bộ Chính trị tại thông báo số 149 ngày 20-12-2013. Theo đó, Bộ Chính trị đề nghị tạm dừng tổ chức lấy phiếu tại kỳ họp đầu năm để tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị quyết 35 của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, rất quan trọng, đã được tiến hành lần đầu tiên và được nhân dân đánh giá rất cao. Nhân dân hy vọng rằng đây sẽ là một kênh hiệu quả để đánh giá cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhưng vì mới thực hiện lần đầu, nên cũng có những vấn đề cần rút kinh nghiệm, đánh giá, tổng kết lại để thực hiện tốt hơn. Từ tổng kết, đánh giá này sẽ báo cáo Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện thêm.
“Bây giờ chúng ta bình tĩnh lại thì thấy rằng có những điểm cần rút kinh nghiệm” - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nói.
Cá nhân ông Phước cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là một kênh để đánh giá cán bộ nhưng cuối cùng thì công tác cán bộ vẫn là công tác của Đảng và Đảng có nhiều kênh để đánh giá. “Đảng có rất nhiều kênh để đánh giá, ví dụ có đồng chí ra Quốc hội thì phiếu tín nhiệm thấp nhưng trong nội bộ Đảng thì tín nhiệm lại cao” - ông Phước nói.
Ông Ksor Phước đồng ý là tạm dừng. “Lý do thứ nhất là cần xem lại để sửa đổi, bổ sung nội dung của nghị quyết. Ví dụ tại sao bên khối dân cử thường được tín nhiệm cao, thực ra bởi khối này ít va chạm với dân hơn, các quyết định mang tính tập thể, khác với các lãnh đạo khối hành pháp. Quan điểm của tôi là chỉ bỏ phiếu đối với khối hành pháp, nơi có va chạm thường xuyên hàng ngày với dân, với cuộc sống, để đánh giá mức độ hài lòng của đại biểu, của dân đối với công việc hàng ngày của chính quyền, để dân xem việc quản lý điều hành công việc quốc gia, công việc địa phương hàng ngày như thế nào”.
“Việc lấy phiếu và bỏ phiếu là thực hiện theo Nghị quyết 35, có kết quả tốt, được nhân dân đồng tình. Lần đầu tiên lấy phiếu đã đánh giá đúng tình hình kinh tế xã hội của đất nước, các đại biểu Quốc hội đã làm việc công tâm, khách quan. Tuy vậy, trong quá trình làm lần đầu có những góp ý về phương thức làm, cách làm cần rút kinh nghiệm, thì phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết để thực hiện” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Theo ông Hùng, tới đây sẽ trình ra Quốc hội là nghị quyết 35 còn có ý kiến khác nhau, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, dựa trên ý kiến của đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. “Như vậy sẽ tạm dừng lấy phiếu tại kỳ họp tháng 5 này, tức là chỉ tạm dừng tại kỳ này thôi, còn sau đó thế nào sẽ do Quốc hội quyết định” - ông Hùng nói.
LÊ KIÊN
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!
Bài này tôi đọc mà cũng không hiểu tại sao QH lại tạm dừng lấy phiếu tín nhiêm. Nhưng hôm nay đọc trên báo lề trái Người Việt thì mới hiểu nguyên do. Không biết báo NV lấy nguồn tin ở đâu, nhưng thông tin rất thuyết phục.
Xin chú ý tới câu bình luận: "Lệnh tạm dùng này là để "chờ ý kiến của Bộ Chính Trị" của đảng CSVN dù theo bản hiến pháp của chế độ thì Quốc hội là "cơ quan quyền lực" cao nhất, trên hết, không dưới bất cứ cái gì."
Quốc Hội hơn 9o% thành viên là đảng viên. Dân số VN 100 triệu, đảng viên chỉ hơn 3 triệu. Tức <3% dân số. Thành phần cấu kết hiện giờ là Quốc hội hay đảng hội? Nó đại diện ai? Đảng hay dân?
Đã thế quá bán đại biểu kiêm nhiệm chức vụ bên Hành Pháp. Thế giờ đâu để lo chuyện lâp pháp hay phản biện?
Đúng là dân chủ tập trung. Đảng nói, đảng hội làm. Cứ thế là xuống hố cà nút (XHCN).
Đáng 60 vạn quân Trung quốc sang xâm lược nước ta cũng chỉ vài tuàn lễ là giải quyết xong. Vậy mà có cái chuyện phát lá phiếu cho người ta, người ta tín nhiệm ai thì bỏ phiếu cho người ấy mà làm không xong. Quốc hội làm ăn thế nào vậy? Tốn cơm của dân, mỗi ngày quốc hội họp thì phí tổn là bao nhiêu? Vì sao phải đình chỉ việc lấy phiếu tín nhiệm? Rõ ràng là có sự khuất tất, có khi "gậy ông đập lưng ông", giống như thăm dò ý kiến dân về hiến pháp, ý dân ngược chiều với ý Đảng, phải đình chỉ để nghiên cứu có xem cách nào làm cho ý dân hợp với ý Đảng.
Khối dân cử ít va chạm với dân? Không lẽ người dân bỏ phiếu cho người đại biểu của mình rồi "mất liên lạc" luôn với các đại biểu đó? Hay là vì người "đại biểu" đó không thật sự đại biểu cho ai, do đó người dân không nhờ vả được họ chuyện gì cho nên không còn nghĩ đến việc giữ liên lạc?
Ở Mỹ, mỗi lần chính quyền có chính sách mới, thì các dân biểu nghị sĩ là thành phần chịu áp lực dân chúng nặng nề nhất. Họ phải về địa phương của mình mở những cuộc họp với cử tri để giải thích, trấn an và cả tranh luận. Các cử tri luôn luôn đòi gặp dân biểu để đệ đạt các yêu cầu, vì đây là cách dễ nhất để ý kiến người dân được chính quyền lắng nghe.
Còn ở Việt Nam, sự đệ đạt đi qua Quốc hội có vẻ như sẽ biệt vô âm tín, y như số phận của các thư thỉnh nguyện lâu nay gửi tới bất cứ ngành nào, cấp nào.
Quốc Hội là nơi thể chế hóa cương lĩnh, N/Q của đảng: đảng bảo đi là đi, bảo đứng là đứng, bảo ngồi thì ngồi. Thế thôi, thích thì lấy phiếu tín nhiệm cho ra vẻ "rân trủ", chán dân chủ thì đek lấy phiếu nữa, tạm nghỉ giải lao cái đã, xem tình hình nó ra làm sao, tương kế, tựu kế cho đúng quan điểm, lập trường..c/m Vô..pháp luật.