Skip to main content
  • Nguyên tắc
  • Vượt tường lửa
  • Gửi bài
  • Dịch thuật
  • RSS
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Trong nước
  • Quốc tế
  • Thư viện
  • Video
  • Quán nước
  • Kho bài cũ
  • Ủng hộ
  • Trang chủ
  • Trong nước
  • Quốc tế
  • Thư viện
  • Video
  • Quán nước
  • Kho bài cũ
  • Ủng hộ

    Trương Nhân Tuấn - Về một số chi tiết kỹ thuật trong bài của hai “học giả” quĩ Nghiên Cứu Biển Đông

  • Bởi Hồ Gươm
    27/09/2013
    0 phản hồi

    Trương Nhân Tuấn

    Tác giả gửi đến Dân Luận

    Về phép chiếu Gauss-Krüger:

    Tôi có viết trong bài trước về phép chiếu Gauss-Krüger:

    “Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (Việt Nam chọn đường 6° thì phải)”.

    - Về từ ngữ: tiếp xúc – tĩnh từ (tangent) hay tiếp tuyến – danh từ (tangente)? Tôi nhìn nhận trong trường hợp này sử dụng từ “tiếp xúc” thì chính xác hơn. Tuy nhiên, cách sử dụng từ ngữ ở đây không làm thay đổi bản chất của vấn đề.

    - Phép chiếu Gauss-Krüger: tác giả Phan Văn Song đã lầm lẫn giữa hai phép chiếu UTM, như đã dẫn link, với phép chiếu Gauss-Krüger. Tác giả cũng lầm lẫn phép chiếu Gauss-Krüger với phép chiếu nón (conique). Tác giả có vẻ ngạc nhiên khi tôi viết hình trụ thay vì “tiếp xúc” với đường xích đạo thì lại tiếp xúc với một đường vĩ tuyến chọn trước. Tấm hình dưới đây (nguồn American Oxford Atlas, Oxford, 1951) cho ta thấy phép chiếu không nhất thiết hình trụ phải luôn luôn tiếp xúc với đường xích đạo, mà nó có thể tiếp xúc với một đường vĩ tuyến hay một đường nghiêng (oblique) bất kỳ.

    Hình 12

    - Về trục chiếu: Trở lại phép chiếu thẳng, đường xích đạo (hình tròn), là vòng cung tiếp tuyến với hình trụ. Khi chiếu trên mặt phẳng thì đường này là đường thẳng. Ta gọi nó là trục chiếu. Nếu phép chiếu này lấy đường vĩ tuyến 22°30’ làm đường tiếp tuyến với mặt hình trụ, khi chiếu ra mặt phẳng, đường vĩ tuyến 22°30’ là đường thẳng. Tất cả các vĩ tuyến còn lại, kể cả đường xích đạo, đều là đường cong. Việc trục chiếu không phải là đường xích đạo mà là một vĩ tuyến bất kỳ, phép chiếu này gọi là phép chiếu Gauss-Krüger.

    - Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung đã chọn phương pháp chiếu Gauss-Krüger nhưng không xác định vĩ tuyến chiếu. Thật ra đây là một sơ suất của tôi, nếu tôi chịu khó nhìn chăm chú hơn trên bản đồ thì sẽ biết trục chiếu là ở đâu. Các bản đồ công bố chỉ vẽ chung quanh đường biên giới, bề rộng hai bên không quá 50km. Như vậy vĩ tuyến chiếu của bản đồ ở khoảng các vĩ tuyến 22° hoặc 23°. Phép vẽ của tôi như vậy là đúng với nguyên tắc của phép vẽ bản đồ của Việt Nam và TQ.

    Về sai số trên bản đồ: tác giả Dương Danh Huy dẫn ý kiến Ông Phạm Quang Tuấn, viết rằng:

    “Việt Nam nằm gần xích đạo, và biên giới Việt-Trung chỉ nằm trong phạm vi 2 độ vĩ độ, cho nên sự thay đổi tỷ lệ theo vĩ độ là rất nhỏ. Theo tính toán của ông Phạm Quang Tuấn thì trong phạm vi đó sự thay đổi của tỷ lệ theo vĩ độ chỉ là 1.3% là tối đa. Đối với những điểm gần nhau (tức là cách nhau dưới 2 độ vĩ độ) thì sự thay đổi tỷ lệ còn nhỏ hơn 1.3% nhiều.”

    “(Trương Nhân Tuấn, vì đã không hiểu về bản đồ Mercator và còn làm toán sai. Bản đồ của Mercator của chúng tôi là vùng biên giới VN-TQ thôi, đâu có dài xuống tới Indonesia, mà Trương Nhân Tuấn lại đi so sánh tỷ lệ ở xích đạo với tỷ lệ ở vĩ độ 22 Bắc để kết luận là có sai số 20-25%).”

    Hình như hai ông Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn không biết vị trí của biên giới Việt-Trung ở đâu trên bản đồ.

    Theo các dữ kiện tin tưởng được, sai số của phép chiếu thẳng, ở khoảng 20°-45°, là từ 15 đến 25% diện tích.

    Bây giờ ta thử kiểm chứng.

    Như đã tính trong bài vừa rồi, phép chiếu thẳng đã làm cho bản đồ Việt Nam nở ra, theo bề rộng, tại khu vực 22°30’, là khoảng 47,7km. Hình thể địa lý nước Việt Nam trải dài từ vĩ tuyến 8°27 đến 23°23. Tức trải dài một cung có biên độ khoảng 15°, tương ứng 1.666km. Để đơn giản tính toán, ta lấy độ “nở ngang” trung bình từ nam chí bắc là 20km. Vậy phép chiếu thẳng làm cho diện tích Việt Nam nở ra bề ngang, tính gọn 32.000km. Tức khoảng 10% diện tích.

    Nếu tính thêm sai số do độ kéo dài, 10 ô chiều dọc tương ứng 11 ô chiều ngang. Độ sai số dài như vậy là 10%. Cộng thêm diện tích nở ra do việc kéo dài, sai số diện tích của Việt Nam có thể trên 20%.

    Chủ đề: Chính trị - xã hội, Khoa học kỹ thuật
    Từ khóa: Trương Nhân Tuấn, Dương Danh Huy, Phan Văn Song, hiệp định phân định biên giới trên bộ, Bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc
    Tweet

    Bài liên quan

    Dương Danh Huy - Đọc bản đồ, hình học và logic
    6610 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Phan Văn Song - Lời cuối về các bài ‘phản biện’ của ông Trương Nhân Tuấn
    3180 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Trương Nhân Tuấn - Một số phân tích, đánh giá về khía cạnh kỹ thuật bộ bản đồ mốc giới của Phan Văn Song và Dương Danh Huy [*]
    2241 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Dương Danh Huy - Về bản đồ mốc giới do Phan Văn Song và Dương Danh Huy
    953 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Mai Thái Lĩnh - Góp ý về “bộ bản đồ các mốc giới Việt-Trung”
    1215 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Dương Danh Huy - Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung
    1505 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo toạ độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc
    6064 lượt đọc | 6 years 2 months trước

    Bài mới nhất

    Đa đảng có làm nên dân chủ?
    371 lượt đọc | 12 giờ 54 phút trước
    Tài Trí Hay Tội Đồ?!
    639 lượt đọc | 12 giờ 58 phút trước
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Bác Tài Vũ Huy Hoàng
    262 lượt đọc | 13 giờ 9 phút trước
    Australia: Cần gây sức ép để phóng thích công dân bị giam ở Việt Nam
    98 lượt đọc | 13 giờ 14 phút trước
    Phá vỡ huyền thoại về Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc
    676 lượt đọc | 1 ngày 5 giờ trước
    Douglas MacArthur: Quân tử gặp anh hùng
    910 lượt đọc | 1 ngày 6 giờ trước

    Bài cũ

    Nguyễn Tường Thụy - Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (III): Chúng tôi không nói chuyện luật pháp với chị
    3145 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Stanley Lubman - “Luật hóa” sự đàn áp Internet ở Trung Quốc
    713 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Tưởng Năng Tiến - 6 năm 4 tháng – Em còn sống, hay em đã đi?
    1782 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Nguyễn Văn Thạnh - Vì sao xã hội dân sự Việt Nam yếu? (6)
    1709 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Thái Doãn Hiểu - Trần Dân Tiên thực là ai?
    4066 lượt đọc | 6 years 2 months trước
    Nguyễn Tường Tâm - Công an bóp vú nữ sinh viên Phương Uyên
    20949 lượt đọc | 6 years 2 months trước

    Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn

    0 phản hồi

    Bạn có thể bịa một địa chỉ email bất kỳ, ví dụ [email protected] Thông tin này sẽ không xuất hiện công khai khi phản hồi được đăng.
    To prevent automated spam submissions leave this field empty.
    CAPTCHA
    Đây là câu hỏi kiểm tra xem bạn là người hay là ma:
    5 + 1 =
    Giải bài toán đơn giản này và nhập kết quả vào ô phía trên. Ví dụ, nếu thấy 1+3, thì hãy nhập 4.
  • Suy ngẫm

    Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.
    — Hồ Chí Minh
    bình luận
  • Thông báo

    Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!

  • Video mới

    Cuộc đàm luận về thương chiến Mỹ - Trung của Steve Bannon và Kyle Bass

    Cuộc đàm luận về thương chiến Mỹ - Trung của Steve Bannon
    2 months 1 tuần trước

    Phỏng vấn Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

    Dân Làm Báo phỏng vấn Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
    1 năm 1 month trước

    Mẹ Vắng Nhà | When Mother's Away | VOICE | Clay Pham

    Mẹ Vắng Nhà | When Mother's Away | VOICE | Clay Pham
    1 năm 1 month trước
  • Lời bình mới nhất

    Tài Trí Hay Tội Đồ?!
    Bởi Trần H. Cách | 5 giờ 14 phút trước
    Vài sự kiện lịch sử bị giải thích sai
    Bởi ba Lúa | 6 giờ 22 phút trước
    Thảm họa giáo dục
    Bởi Dân Quê | 14 giờ 27 phút trước
    Nhà báo Phạm Đoan Trang: "Chúng tôi muốn khẳng định viết và đọc sách là quyền không thể bị cưỡng đoạt"
    Bởi thi thi | 2 ngày 14 giờ trước
    Không chửi mới lạ
    Bởi NGT | 3 ngày 2 giờ trước
    Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam
    Bởi Kiên Giang | 3 ngày 11 giờ trước
    Thương yêu nào cho người
    Bởi phantom | 3 ngày 13 giờ trước
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Xin Được Tạ Ơn
    Bởi Trần H. Cách | 5 ngày 3 giờ trước
    Thomas J. Dodd - Ngụy biện về Phật giáo đấu tranh
    Bởi Tran Thi Ngự | 6 ngày 23 giờ trước
    Ronald Reagan - Can đảm chọn tự do
    Bởi Trần H. Cách | 1 tuần 2 giờ trước
  • Top 10 trong ngày

    Tài Trí Hay Tội Đồ?!
    12 giờ 57 phút trước
    Đa đảng có làm nên dân chủ?
    12 giờ 53 phút trước
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Bác Tài Vũ Huy Hoàng
    13 giờ 8 phút trước
    Vài sự kiện lịch sử bị giải thích sai
    2 ngày 1 giờ trước
    Douglas MacArthur: Quân tử gặp anh hùng
    1 ngày 6 giờ trước
    Phật học phổ thông
    1 ngày 6 giờ trước
    Phá vỡ huyền thoại về Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc
    1 ngày 5 giờ trước
    Australia: Cần gây sức ép để phóng thích công dân bị giam ở Việt Nam
    13 giờ 13 phút trước
    Nhất thể hóa
    1 năm 2 months trước
    Thảm họa giáo dục
    2 ngày 1 giờ trước
  • Dân Luận
  • Các blog dự phòng của Dân Luận

    Dân Luận đang bị tấn công từ chối dịch vụ, chúng tôi buộc phải bật hệ thống bảo vệ nên việc truy cập sẽ khó khăn hơn. Độc giả có thể đọc các bài đăng trên Dân Luận tại các blog dự phòng sau đây:
    • Facebook.com/danluan.org
    Xin liên hệ với Ban Biên Tập Dân Luận theo địa chỉ email [email protected]!
  • Độc giả Dân Luận từ đâu đến?

    Locations of visitors to this page

  • Quỹ Dân Luận

    ung-ho-dan-luan-3.png
(c) Dân Luận giữ bản quyền. Đề nghị ghi rõ nguồn và đường dẫn tới bài vở trên Dân Luận.