Hồng Lạc
Đây là một bài thơ tôi muốn gửi cho bác Trần Nhơn, một cán bộ cao cấp nhưng có lòng yêu nước và thiết tha với công cuộc dân chủ hóa đất nước. Đọc bài của bác Nhơn tôi thấy bác là một con người có tâm và sâu sắc. Để kính lên bác, tôi không có gì bày tỏ ngoài một bài thơ ứng họa dưới đây, mong các anh đăng tải giùm. Tôi gửi cả hai bài, bài của bác Nhơn và bài của tôi phía dưới.
Trân trọng
Hồng Lạc
Bác ơi sao mãi đi tìm
Như Hoàng Cầm, với nỗi niềm “diêu bông”
Tự do, khao khát cháy lòng
Như con chim nhạn chờ mong sang mùa
Bởi vì đảng - những ông vua (1)
Bầy tôi khiếp nhược nói hùa, nói leo
Coi dân rẻ rúng như bèo
Cho mình quyền bính chẳng theo kiểu gì
Làm cho đất nước chia ly
Làm cho khốn khó cứ ghì dân ta
Đảng là mẹ, đảng là cha
Dân là con ở, dân là con rơi (2)
Tham nhũng, thối nát nơi nơi
Dù dân đói khổ chơi vơi mặc mày
Ném vào ngàn tỷ tiền vay (3)
Nuôi tầng tầng lớp những bầy quan tham
Ít bệnh viện, nhiều trại giam
Bắt bớ, xiềng xích dân oan, dân lành
Trẻ em như búp trên cành
Đảng nhồi, đảng nhét trở thành mác lê
Lớn lên tí nữa quan mê
Quan bắt bỏ tù vì lẽ mại dâm (4)
Cho dù ai có lặng câm
Cũng khó cầm lòng vì lũ thối tha
Đảng là mẹ, đảng là cha
Đảng có quyền bắt, quyền tha, quyền đày
Tam quyền phân lập ai hay
Không cần thứ đó, chúng mày Phương Tây (5)
Pháp quyền chủ nghĩa ta đây
Duy trì tôn chỉ: đảng này có công (6)
Thôi thì ta cứ thong dong
Kiếm cho chật túi thoả mong tràn đầy
Cũng vì lẽ đó mà nay
Không cần đa đảng mới hay cho mình
Dân ta ngoan ngoãn lặng thinh
Dân trí thấp kém cho mình lợi thêm
Bầu trời rực rỡ sao đêm
Công – Nông búa liềm cờ đỏ tung bay
Ba Đình tráng lệ về đây
Tề tựu những ngày đại hội đảng ta
Hỡi ơi cô bác gần xa!
Người người đồn đoán ai ra ai vào?
Hỡi quốc dân, hỡi đồng bào!
Ai ai đoán được ai vào ai ra?
“Còn ai nữa, chỉ là ta!”
“Còn ai hơn nữa không A thì Bờ”
- Cãi nhau chỉ mất thì giờ!
- Tui thì tin chỉ có Bờ Bờ Xê (đài BBC)
Có anh cầm búa – cà lê
Có cô yếm thắm nón che vành liềm
Dù ai, ai có nỗi niềm
Dù ai trăn trở đêm đêm cho người
Đau lòng con lắm Mác ơi!
Ông đẻ chủ nghĩa, ông chơi người nghèo!!!
- Ai bảo mấy chú cứ theo!
- Ở bên quê tớ họ khoèo đổ ta!
- Cũng bên đất lạnh người Nga
- Mấy thằng em dại thây ma chẳng còn!
- Vậy thì ráng chịu nghe con!!!
Mác ơi Mác biến con còn hỏi ai???...
Nắng vàng chiếu xuống đồng khoai
Chiếu lên ruộng lúa chiếu dài Đồng Chiêm (7)
Chúa ơi chúa hiểu nỗi niềm?
Thánh giá vô tội sáng đêm đổ nhào!
Hỡi Đức mẹ, hỡi trời cao!
Hỡi Đức Giáo Hoàng ở tận bên Tây
Xin Ngài hạ chiếu về đây
Mà xem Thiên Chúa sống ngày bão dông
Thái Hà, Khâm Sứ long đong
Tam Tòa đất Thánh thành công trình chùa (công cộng)
Nói thật mà cứ như đùa
Như thỏ chạy chậm như rùa chạy nhanh
Đức Phật Ngài có vi hành
Mà xem chùa lớn tựu thành sướng ghê!
Chuông đồng đúc lớn khỏi chê
Phật Ngọc đã có Merce(Mercedes) đón chào
Hỏi rằng đã có nơi nao?
Quản lý nhà nước quản bao nhà chùa?
Thầy Thích Nhất Hạnh chịu thua
Làng Mai Bát Nhã mất mùa trắng tay
Lại nghe bên đó buồn thay
Việt Nam thống nhất phen này nốc ao (KO)
Thầy Thích Quảng Độ thầy nào?
Mà dám xưng bá tào lao một trời!
v.v...
Nỗi lòng căm phẫn muôn nơi
Quyết vùng dậy, dẹp đời quan gian
Hỡi người ai oán bi oan
Hỡi người bỏ xác nuôi đàn cá xa (8)
Tiếng lòng nức nở vỡ òa
Hãy thành tiếng hát vui ca kết đoàn
Nắm tay cứu lấy giang san
Quyết bền chí, đập tan cường quyền
Những ai là bậc tài hiền
Hãy cùng gắn kết làm nên cột rường
Những ai, trí – nông – công – thương
Hãy cùng hòa nhịp bước đường tiến lên
Lập nên dân chủ vững bền
Để cho dân chọn sĩ hiền thay nhau (9)
Hãy cùng xóa hết niềm đau
Hãy cùng xây đắp mạnh giàu nước non
Phác nét bút – trải lòng son
Hẹn ngày đoàn tụ tiếng giòn trên môi!
Sài Gòn 14/1/2011
Hồng Lạc
(1) Ông Nguyễn Văn An, UVBCT, nguyên chủ tịch quốc hội CHXHCNVN nói rằng: “Quyền lực nhà nước được phân làm 3 nhánh song lại thống nhất nơi Đảng. Vậy Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của lỗi hệ thống nên phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia 3 nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi minh bạch và thống nhất theo hiến pháp và pháp luật, tức là thống nhất nơi dân (tam quyền phân lập)”
(2) Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp Châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ba Đình, Ủy viên TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, rằng:
“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”.
Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên là lãnh đạo quản lý ngành điện ảnh VN, Giám đốc HondaFilm,Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ, tác giả Lời Ru Chia Đôi và Biển Khát, Phó Giám đốc sở VH-TT Hà Nội, vẫn thường xuyên lặp lại trong các hội nghị về văn hóa câu châm ngôn hải đăng của Bộ VH-TT (tiền thân của TT-TT): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!”.
(3) Riêng Vinashin đã nuốt tới gần 100.000 tỷ, chưa kể các tập đoàn nhà nước khác
(4) Vụ án mua dâm học sinh cấp 3 của Ng Trường Tô – nguyên chủ tịch tỉnh Hà Giang và đồng bọn gây bức xúc dư luận, những em học sinh còn ngây thơ trong trắng bị các cán bộ tỉnh Hà Giang lừa gạt làm gái bao của chúng và bị bắt tù thay với tội danh “bán dâm”.
(5) Xem ” Hãy hiểu đúng về Nhân quyền ở Việt nam” trên báo Nhân quyền Việt Nam và “Trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng về Nhân quyền” trên blog Kami
(6) Đây là một luận điệu chúng ta nghe thường xuyên khi chính quyền tìm cớ để trì hoãn đưa lại dân chủ cho người dân. Mới đây, trong cuộc họp báo sau hội nghị 15-BCHTW trước khi diễn ra đại hội Đảng XI, ông Đinh Thế Huynh, UVTW Đảng, chủ tịch hội nhà báo VN còn trơ trẽn bao biện là năm 1946, VN có nhiều Đảng nhưng khi nổ ra kháng chiến chống thực dân thì chỉ có ĐCS lãnh đạo nhân dân bảo vệ nền độc lập.
(7) Vụ phá Thánh giá trên núi Thờ, một ngọn núi đá ko trồng trọn được và là nơi chôn cất những hài nhi. Người dân nghèo Đồng Chiêm đã dựng lên một cây Thánh giá bằng bê tông nhưng chính quyền đã huy động khoảng 200 CA và CSCĐ đến kéo đổ vào lúc gần sáng ngày 6-1-2010.
(8) Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.[3] Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên đảo Galang.
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau Galang (Indonesia).[4]
Hiện tượng thuyền nhân được nhiều người xem là một trong những giai đoạn đau buồn của lịch sử Việt Nam.
(9) Đây là hình thức bầu cử dân chủ, người dân có quyền bầu chọn bằng là phiếu của mình, đây là phương thức luân phiên và phổ thông đầu phiếu.
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin bổ sung thêm một ý nữa là nếu tôi dùng chữ "kính" đối với một người cao tuổi và đáng kính thì đã sao? liệu đó có phải là "sùng bái cá nhân" như bác NNG nói ko thưa các bạn? Nếu vậy ko hiểu bác NNG có cảm thấy "kính" với những người đáng kính ko?
Giữa bác Trần Nhơn và "thằng ấy là một đảng viên nhưng mà tốt" liệu có giống nhau hoàn toàn ko? tôi xin nói là các bác chưa phân biệt được vì các bác còn sống trên mây và chưa có suy nghĩ thực tâm là mình đang làm gì và cho ai. Thử hỏi những người như bác Tô Hải, Bác Trần Nhơn, bác Bùi Tín...những người đã vượt qua sự cấm đoán của chính quyền, vượt qua tường lủa để viết nên những bức xúc như vậy có đáng kính hay ko? Nếu ai đã từng ở trong vòng tay của chính quyền CS mới thấy được những người như họ là hiếm hoi và đáng cho ta sự kính trọng, mặc dù sự kính trọng của ta bị sự dè bỉu của hầu hết mọi người đang làm trong hệ thống công quyền vốn chưa thấy hết sự thối nát của chế độ.
Thưa bác Nguyễn Ngọc Già và các bạn,
Thú thực là lời mà tôi chỉ viết trên email để gửi cho các trang mạng ko ngờ lại được tải lên, điều này ngoài ý muốn của tôi vì những dòng này tôi viết vội mà ko phải để cho độc giả đọc, nó chỉ để nói với các nhà mạng mấy lời mà ko nhất thiết phải thật kín kẽ vì chúng tôi đã thực sự hiểu nhau. Những tiểu tiết mà bác NNG đề cập tôi cho là một điều thực tế nhưng nó ko phản ánh điều mà bác NNG gán là tôi là "sùng bái cá nhân" hay "sám hối" gì đó. Người ta nói rằng, cây ngay ko sợ chết đứng, tôi là người thế nào thì đã có người hiểu tôi biết và những gì tôi đang làm là một sự cố gắng cho tương lai tốt đẹp hơn của đất nước và chỉ những ai đang sống với hận thù quá đỗi mà ko đủ lý trí để hiểu được bạn thù mới có thể nói ra những điều như thế!. Tôi nói bác Trần Nhơn có lòng yêu nước thì đã sao? điều đó có phải là tôi muốn nói người khác ko có lòng yêu nước? hay chỉ có bác Trần Nhơn là có lòng yêu nước ko thôi? Tôi thấy chỉ một số người phụ nữ khi ko thích chồng hoặc người yêu khen ai đó là hay bắt bẻ kiểu này mà thôi (xin lỗi là tôi ko nói tất cả phụ nữ). Xin hỏi bác NNG là bác lấy gì để nói tôi đang sám hối??? Tôi chưa bao giờ là đảng viên ĐCS cả và nếu như tôi từng là một đảng viên mà biết nhận ra lỗi lầm thì có phải cũng là một điều tốt ko? Bác từng truy vấn tôi là CAM và tôi đã phải phản hồi nhiều ko phải chỉ để cho bác rõ mà để một số điều trở nên rõ ràng hơn đối với quý độc giả. Tôi biết bác là người Nam nên thường bộc trực và "thật" nhưng xin bác đừng đặt người này người kia trên diễn đàn là gì gì đó như anh Huân từng trao đổi được ko? Tôi nói thật là nếu bác chỉ thấy những tiểu tiết nhỏ nhặt của người khác để gán ghép thì những gì mà bác đã từng đóng góp cho phong trào dân chủ coi như đổ sông đổ bể đó thưa bác và tôi cũng xin nói với bác rằng, tôi ko thay đổi cách nhìn và cách làm của mình dù ai đó có thọc gậy bánh xe hay làm gì đó bởi vì những gì tôi đã bộc bạch trên diễn đàn đã nói lên điều đó. Tôi cũng xin nói thêm với mấy anh em "rân chủ" là những kiểu cách phá đám nhỏ đó ko làm thụt ý chí của những người đang quên đi bản thân để dấn thân đâu! đừng làm vậy vô ích, nếu các anh em đang làm nhiệm vụ thì chỉ nói khơi khơi chơi thôi, nếu chưa đủ bản lĩnh thì đừng vội nhảy vào múa máy!
Có lẽ vì những sơ suất nhỏ trên nên tôi xin để lại comment này, những bài sau ngoại trừ những bài thật sự cần thiết phản hồi thì tôi mới viết thêm.
Trân trọng
[quote="Hồng Lạc"]Đây là một bài thơ tôi muốn gửi cho bác Trần Nhơn, một cán bộ cao cấp nhưng có lòng yêu nước và thiết tha với công cuộc dân chủ hóa đất nước. Đọc bài của bác Nhơn tôi thấy bác là một con người có tâm và sâu sắc. Để kính lên bác, tôi không có gì bày tỏ ngoài một bài thơ ứng họa dưới đây, mong các anh đăng tải giùm. Tôi gửi cả hai bài, bài của bác Nhơn và bài của tôi phía dưới.
Trân trọng
Hồng Lạc [/quote]
Tôi không có gì để bình phẩm về bài thơ của tác giả Hồng Lạc. Tuy nhiên phần lời bạt, tôi thấy hơi... kỳ kỳ (!):
- "một cán bộ cao cấp NHƯNG có lòng yêu nước..."
- "Để KÍNH LÊN BÁC..."
thưa thật, tôi bị thất vọng khá nhiều về 2 việc:
- nói như tác giả, hóa ra cán bộ cao cấp "THƯỜNG KHÔNG có lòng yêu nước"? chỉ riêng ông Trần Nhơn thì có?
- có thể tạm gọi là: tác giả dường như còn quán tính của tệ sùng bái cá nhân? (phải chăng đây cũng là "tâm thức chính trị"?). Nói tác giả đừng giận, riêng cái cụm từ "để kính lên bác", tôi thật sự dị ứng mỗi khi phải nghe lại cụm từ này. Tất nhiên tôi tin, tác giả tỏ lòng ngưỡng mộ ông Trần Nhơn, tuy nhiên, còn biết bao nhiêu cách dùng lịch lãm, hiện đại mà tôi tin cỡ tầm văn phong của tác giả hoàn toàn thừa sức để diễn đạt, cớ sao gợi lại chi tệ sùng bái cá nhân thế?
Nếu tôi nhớ không lầm, trong một bài gần đây của tác giả có cho biết tác giả là người có một thời gian dài đi theo đảng?
Quả thật, tôi vẫn thấy thấp thoáng tác giả là người "hiền hòa" chứ không phải "ôn hòa" và như tôi nói trong phản hồi "tâm thức chính trị", tác giả dường như là người cố gắng biểu tỏ lòng từ bi, bác ái cùng một sự sám hối (tựa như ông Võ văn Kiệt) chứ không phải là người đấu tranh dân chủ bất bạo động.
Bác Hồng Lạc viết:
Đây là một bài thơ tôi muốn gửi cho bác Trần Nhơn, một cán bộ cao cấp nhưng có lòng yêu nước và thiết tha với công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Câu này khiến tôi nhớ Trương Duy Nhất có viết một câu tương tự: Thằng ấy tuy là đảng viên, nhưng mà tốt.