Giải quyết xung đột không phải là việc lên án, mà là việc khám phá và giải quyết cội nguồn của xung đột.
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!
Ranh giới giữa phê bình và lên án rất mỏng manh.
Lằn ranh này thường hay được "quên" giữa 2 đối tượng có mâu thuẫn với nhau.
Một người, một nhà nước tạo ra các nguyên nhân xung đột luôn cảm thấy mình bị lên án, khi những sai lầm của họ bị người khác, dân chúng phê bình, những tội ác của họ bị đưa ra ánh sáng.
Trong "quá trình tìm hiểu, khám phá" các nguyên nhân của xung đột, như vạch ra những dối trá, tội ác của nhà cầm quyền, thì những người phê bình, lên tiếng sẽ được, bị các lãnh đạo độc tài, độc tài cộng sản "thương mến" tặng cho "danh hiệu" các thế lực thù địch, là đã lên án họ!
Chúng ta có "lên án" một chính quyền bao che tham nhũng, bán nước không?
Hay chúng ta, "bọn phản động bị các thế lực thù địch xúi giục" chỉ muốn vạch trần, phê bình những tệ hại của chính quyền này? Muốn một xã hội tốt đẹp hơn, muốn cho đất nước được phát triển bền vững, đa số người dân có (nhiều hơn) cơm no áo ấm?
Nên nhớ rằng,
không lên án, không phải là không phê bình, chỉ trích.
Hơn thế nữa, nhắc lại những sai lầm trong quá khứ, có là lên án, thù hằn?