(TNO) Hôm nay 27.7, tại bản Pa Pách (xã Bình Trung, H.Cao Lộc, Lạng Sơn), Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn tổ chức khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo bia chiến thắng Sư đoàn 337.
Nhà bia có diện tích trên 60 m2 nằm trong khuôn viên hơn 200 m2 với tổng giá trị gần 600 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Sư đoàn 337 và sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu I.
Công trình nhằm tri ân các liệt sĩ của Sư đoàn đã hi sinh trong chiến tranh Biên giới phía Bắc và thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ.
Theo đại tá Phạm Văn Trung, Đoàn trưởng Đoàn kinh tế Quốc phòng 337, công trình bia chiến thắng sẽ là địa chỉ hành hương truyền thống của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Đây cũng sẽ là nơi gìn giữ và giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam.
Tháng 2.1979, sau khi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Sư đoàn 337 được điều động từ Quân khu 4 hành quân thần tốc lên biên giới đánh địch. Sau một số lần điều chỉnh nhiệm vụ và vị trí đứng chân, sư đoàn 337 được giao trọng trách ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B. Ý đồ của địch là đánh vượt sông Kỳ Cùng, vu hồi về Sài Hồ và Đồng Mỏ để bao vây cô lập Lạng Sơn sau khi chiếm được.
Ở cánh quân hướng đường 1A ngày 4.3.1979 địch đã đánh chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng ở hướng đường 1B sau 12 ngày đêm (từ 28.2 - 11.3.1979) địch đã không thể vượt qua được cầu Khánh Khê khi vấp phải sự chiến đấu ngoan cường của những người lính 337 cùng quân dân huyện Văn Quan (Lạng Sơn).
Nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra với thương vong lớn cho cả hai bên nhưng các cuộc tấn công của địch nhằm vượt qua Khánh Khê đều bị ta đánh bật trở lại.
Sau 12 ngày đêm chiến đấu tại trận tuyến phòng ngự này ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch.
Tổn thất của sư đoàn 337 cũng vô cùng to lớn, đã có hơn 700 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có nhiều người mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất biên cương phía Bắc.
Tháng 12.1994 Sư đoàn 337 được điều động trở lại Quân khu 4 làm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Năm 1999 Sư đoàn được chuyển thành Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 làm nhiệm vụ tại Quảng Trị.
Sư đoàn 337 sau này đã vinh dự được mang tên “Đoàn Khánh Khê”, cái tên gắn liền với những chiến công vang dội đã đi vào lịch sử.
Bia chiến công hướng ra con sông Kỳ Cùng nơi 33 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt - Ảnh: Nguyên Phong
Đại tá Nguyễn Chấn - Chính ủy đầu tiên của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong
(Tấm hình trên cũng đã bị gỡ bỏ khỏi bài chủ trên báo Thanh Niên)
Lễ khánh thành nhà bia và tưởng niệm những liệt sĩ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Quân khu I, đại diện tỉnh Lạng Sơn và nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong
Đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 đọc bài văn tưởng niệm các liệt sĩ - Ảnh: Nguyên Phong
Thế hệ những chỉ huy đầu tiên của Sư đoàn thắp hương tưởng niệm - Ảnh: Nguyên Phong
Bài văn tế sau đây đã bị gỡ bỏ không rõ lý do khỏi bài chủ ở báo Thanh Niên:
Tưởng niệm liệt sĩ ở Khánh KhêHỡi ôi Nhớ mùa Xuân một ngàn chín trăm bảy chín: Vậy nên Sư đoàn 337 chúng ta Đặt ba lô chưa kịp nghỉ chân Ngày 26 tháng 2 Trung đoàn 4 nổ súng trận đầu, diệt quân địch, bắt sống tù binh, đất Nhạc Kỳ kiêu hãnh chiến công Kẻ thù cậy quân đông, như biển kiến ngập tràn Mười hai ngày đêm máu trộn đất rừng! Hỡi ôi! Máu xương các anh không hề uổng, bia ghi công sẽ sáng chói từng dòng Đất nước thanh bình Nhưng cũng còn: Anh em chúng tôi: Hôm nay Đỗ Phấn Đấu |
Nguyên Phong
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!
Bây giờ, khi thầy Tầu đã lên đạn, quay nòng súng vào mặt, các ông học trò mới bắt đầu thả chút cho tuyên truyền. Nhưng xem cả bài, từ hình ảnh bia kỷ niệm đến văn tế, tuyệt không có một chữ nào nêu đích danh Trung Quốc. Nếu có hỏi kẻ địch ở đây là bọn nào, thì sẽ được giải thích : Đây là sách lược đấu tranh ngoại giao của Đảng, giữ hòa hiếu mà vẫn bảo vệ được tổ quốc.
Lại nhớ lại sau 1979, đảng CS mở cuộc học tập sửa lại Hiến Pháp, có ghi trong phần mở đầu sứ mệnh chống "Kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc" của dân tộc VN. Khi đó mình cười hô hố bảo: Hiến Pháp là bộ luật sao lại ghi chuyện vớ vẩn đó vào! Sau bị xếp đì cho một trận.
Thầy nào trò nấy, tráo trở hết sức !
Bài văn tế các Liệt sĩ chống quân bành trướng xâm lược Trung Quốc tuyệt vời , cảm ơn những người soạn, tổ chức lễ khánh thành và đăng bài tế này .
Đọc bài văn tế mà chảy nước mắt vì cảm nhận hùng khí Tổ tiên & anh linh liệt sỹ.
Còn đây:
Sao những kẻ Việt gian hèn hạ lại dám hạ bài văn tế oai nghiêm lẫm liệt chính khí không cho đồng bào được đọc?
Lịch sử há dễ vì sự hèn hạ của chúng mà xóa nhòa được ư? Có phải cứ hèn hạ thì kẻ cướp để yên cho ư?
địch là ai ?
Nên dùng thẳng chữ quân xâm lược TQ 1979, quân chính phủ Đặng Tiểu Bình, rõ ràng và không mang vẻ thù địch ngay bây giờ
Sự kiện báo chính thống đưa bài viết tường thuật về lễ "Khánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc" có thể nói là một sự kiện hiếm hoi, hy hữu xảy ra trong thời buổi đảng và nhà nước kiểm soát ngặt nghèo mọi thông tin liên quan đến trận chiến "Môi hở - Răng lạnh" cách đây chưa lâu.
Tuy nhiên, việc báo Thanh Niên phải rút bài văn tế xuống và một số hình ảnh chụp rõ tấm bia tưởng niệm trong bài viết này đã cho thấy đảng ta vẫn còn rất e sợ những chuyện nhạy cảm đụng đến ông 4 tốt, vì những cam kết bí mật hay còn gọi là nhận thức chung của lãnh đạo hai nước chăng?