Năm 1946, sau lời kêu gọi Tòan Quốc Kháng Chiến, cha anh của chúng ta lên dường, với tầm vong vót nhọn. Mái nhà cuả chúng ta, của 25 triệu đồng bào Việt Nam lúc ấy, thiếu vắng bóng dáng người cha, người anh. Chúng ta không thể nào quên được những cuộc bố ráp của quân đội thực dân Pháp, những năm tháng “tiêu thổ kháng chiến-vừơn không nhà trống”. Những hố tránh bom trong lớp học ngay dưới chân ta, trong suốt gần 60 năm qua vẫn há miệng nhìn chúng ta. Những ám ảnh của thời chiến tranh dài đăng đẳng. Chúng ta đã chán nản và ngay cả vỡ mộng với những khẩu hiệu rổn rảng những điều xác tín to lớn: “Thiên Đường Ở Ngày Mai - Độc Lập Tự Do- Bình Đẳng Giữa Con Người Với Con Người- Giữa Các Dân Tộc Anh Em”. Chúng ta sợ phải hô to những khẩu hiệu đả đảo…đả đảo.. và đả đảo… Đả đảo Bảo Đại… Đả đảo Việt Minh… đả đảo Việt cộng, đả đảo Việt gian… Đả đảo bọn tay sai, đả đảo bọn bán nước. Đả đảo thực dân Tây…Đả đảo đế quốc Mỹ… Chúng ta đả đảo quá nhiều rồi, chỉ thấy toàn đổ nát. Chúng ta thật sự sợ phải hô khẩu hiệu “đả đảo” vô cùng. Cái khẩu hiệu đó đã xé nát tổ quốc chúng ta ra muôn mảnh, đã dựng lên những lô cốt, những chiến hào, những chiến tuyến, gây thêm hận thù.
Vào thời ấy, khi một họa sĩ bị bắt anh được phép mang bộ cọ và sơn vào tù. Vì thế khi anh bước vào xà lim tối đen trong tháp ngục, ý nghĩ đầu tiên của nhân vật trong truyện này là vẽ cho mình một cửa sổ mở trên một bức tường bên ngoài. Họa sĩ bắt đầu làm việc và đã thực sự vẽ một cửa sổ mở qua đấy ta có thể nhìn thấy bầu trời xanh lóa mắt. Xà lim nhờ thế trở nên sáng hơn nhiều.
Nhà độc tài cười nụ, và tay ông lần xuống chạm vào khẩu súng trong bao. "Không," ông nói. "Tất nhiên không phải là Gerich rồi. Stangel, anh nhớ không được giết Gerich đấy. Anh ấy cũng không được giết anh. Tôi cần cả hai anh. Tay mặt và tay trái của tôi mà. Tôi sống thì cả hai anh phải sống. Tôi chỉ sợ rằng một khi tôi mất đi, một trong hai anh không lâu đâu cũng sẽ chết theo tôi."
Báo luôn luôn về làng Gollokamie muộn một ngày. Người ta đồn Stalin lâm trọng bệnh, nhưng chẳng ai dám đề cập đến cái chết chung cuộc của ông. Mọi người đều tin chắc ông sẽ đi đứng trở lại bình thường và thoát chết một lần nữa.
Ba mươi năm mới trở về / Quê hương vẫn thế vấn đề gì đâu / Vẫn đồng ruộng, vẫn con trâu / Bác nông dân vẫn đi sau cái cày / Bao nhiêu năm vẫn thế này / Bên đường vẫn cứ hàng cây thuở nào
Chiều hôm qua tôi chống nạng về nhà không một xu dính túi. Mấy chiếc rổ tre tôi đan, mang trên vai đem ra chợ bán, vẫn còn y nguyên. Suốt ngày tôi không có một hột cơm vô bụng. Chỗ tôi ở gọi là nhà nhưng nói cho đúng chỉ là một cái chòi tồi tàn lợp lá buông cũ. Đồ đạc trong nhà vỏn vẹn chỉ có hai cái nồi đất, vài cái chén bể và một cây rựa bén, đồ nghề quý giá nhất để tôi kiếm sống bấy nay. Trong cái chòi hôi hám chật chội có tới năm mạng người chui rúc. Cha tôi, một ông già cụt hai tay đau bệnh nằm liệt quanh năm. Chị tôi luống tuổi góa chồng, ốm đói và xấu đến mức dù đôi lần đã muốn nhưng cũng không thể đi làm đĩ được. Hai đứa con nhỏ của chị tôi sớm tự lập bằng cách dẫn nhau ra bến xe ăn xin.
Hắn khoe trước đây thường đi bia ôm nhưng gần đây có quen một cô công nhân nên khi cần quan hệ tình dục thì gọi cô ấy đến hoặc bảo cô ấy gọi các cô khác đến, rồi trả tiền. Hắn bảo: “Chơi công nhân rẻ hơn chơi đĩ mà lại an toàn”. Nghe hắn nói tôi mới hiểu thì ra một trong những mối quan hệ thực tế giữa ‘đội tiền phong của giai cấp công nhân’ với giai cấp công nhân là như vậy. Tôi buộc miệng: “Mấy cô công nhân bây giờ tội nghiệp lắm!”. Hắn nói: “Tội nghiệp cái quái gì. Chúng nó đều là con em ngụy quân ngụy quyền cả. Chúng phải trả nợ cho bố mẹ chúng chứ. Con em chúng mình ngày nay đều là kỹ sư bác sĩ cả chứ có đứa nào đi làm công nhân đâu”.
Lúc ấy tôi đang phấn khích. Tôi buộc miệng nói một câu mà sau này tôi thấy là ngu không thể tả được: "Cô Ba nhìn xem, cả thành phố này từ nay đã thuộc về của chúng ta!". Cô Ba đang ngắm nhìn thành phố quay sang nhìn vào mắt tôi, khẽ lắc đầu nói bằng giọng nhẹ nhàng: "Không. thành phố này không phải của em. Thành phố này là của những người khác".
Mẹ gọi điện cho dì, hắt vào máy điện thoại những tiếng gắt gỏng: “Để bà ở bên ấy thêm một tuần nữa thì đã sao? Rồi thì tôi trông bà bù hai tuần. Liền hai tuần được chưa? Tôi có việc nếu không tôi chẳng phải tốn hơi nhờ dì…”
Stephan coi Xuân là tình yêu buổi bình minh của anh. Hai người thuê một căn hộ trong phố để ấp ủ tương lai. Xuân luôn ở bên anh trong mọi hoạt động và họ chẳng còn giấu nhau điều gì nữa. Stephan biết Xuân từng là gương mặt của cỗ máy tuyên truyền bên kia, có họ với hoàng đế Bảo Đại, sống trong nhung lụa. Stephan gọi Xuân là "cô bé mơ mộng" và lúc nào cũng nâng niu cô như một bông hồng, chỉ sợ nó rụng cánh. Trả lời câu hỏi của Xuân: "Anh là cộng sản à?", Stephan nói: "Đúng vậy, nhưng chỉ khi nào cách mạng Việt Nam thành công trọn vẹn!"
Chỉ hơn 200 trang nhưng “Ký” cũng khá nặng ký xét về hàm lượng thông tin về những gì tác giả kể. Trong “Ký”, độc giả có thể thấy lại hình ảnh những người không chỉ “từng đi qua đời Thái” mà còn từng đi qua thời cuộc của con thuyền Việt Nam long đong lận đận, trong đó có những phận người trôi dạt theo mệnh nước nổi trôi để rồi phải lang bạt xứ người và nhìn về quê hương với những tự sự cay đắng. Nhưng tác giả đã không viết bằng giọng văn cay đắng. Từng ăn cơm tù chế độ cộng sản sau ngày Sài Gòn “đứt phim” nhưng ông Anh Thái đã không thể hiện bất kỳ nỗi oán hận nào cũng như không chỉ trích bất kỳ cá nhân nào đẩy ông vào cảnh tù ngục.
Hắn đã lên khỏi bờ ao. Một tay vẫn còn nắm một mớ rau muống, tay kia bỏ vào miệng móc cho nôn ọe hết mọi thứ còn dính trong miệng.
- Chuyện gì vậy Dũng ? Tại sao mầy móc họng cho ói ?
- Trời ơi là trời, sao tôi đến nông nỗi này. Tao ăn cứt.
Lúc ấy tôi mới nhìn kỷ, vẫn còn những vệt phân màu vàng dính trên môi và hai bên má hắn.
Tôi hiểu ra rồi. Dân ở vùng này vẫn có thoái quen dùng phân người để bón rau. Trong lúc đói và vội vã hắn đã nhai ngấu nghiến những cọng rau muống còn lẫn phân người.
Bà Vĩnh bán nhà lên Hà Nội ở với đứa con gái, căn nhà mái ngói ba gian cũ kỹ của bà và mảnh vườn rộng hai sào được bán cho một người đàn ông. Hôm ông ta dọn về nhà mới, Khánh có sang chào hỏi, chuyện không nhiều lắm, chỉ biết được đôi điều ông ta có con cái đã trưởng thành, giờ muốn về quê sống như những người hưu trí muốn nhàn nhã, điền viên nơi thôn quê.
Cứ như chị Râu Ngô lại sướng. Thay vì đẩy xe nôi, chị đẩy xe lăn cho chồng. Tuy nặng hơn nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Đứa nào cười lúc chị lên xe hoa bây giờ tha hồ lác mắt. Nghe nói lương hưu của ông lên tới hai ngàn. Chưa kể chị còn được thừa kế căn hộ sưu tầm toàn thú nhồi bông và có đến hơn chục cái xe lăn, chị cứ trữ đấy, thể nào trong đời cũng có lúc dùng đến.
Hôm qua lần đầu tiên trong đời biết thế nào là đi soi zú. Số là, chị trông trẻ nhà mình trước đây; bây giờ là hàng xóm nhà mình.
Chị lấy chồng Tây, sau khi lăn lộn với chồng Cộng, bồ Cộng, chị tuyên bố: Tao từ giờ không Cộng, Tây cho nó sướng cái thân!
Sướng hay không sướng, sướng lúc nào và ở đâu thì mình chị biết, mình chỉ biết là chị có bộ giấy tờ ngon lành ở lại Đức. Ông này quãng 80 non tý, ngày cưới ở tòa thị chính phải ngồi xe lăn. Chị đẩy xe cho ông, choàng khăn voan trắng bồng bềnh như trinh nữ. Ai cũng mừng cho chị sớm trăm năm đầu bạc răng long.
Chuyện giấy tờ xong xuôi thì anh chồng vào một đêm xấu trời ra đi không trăn trối. Chỉ để lại nguyên hàm răng giả trong cái cốc sứ Rosenthal đầu giường. Chị khóc rất chân thành, đoạn tang chừng hai tháng, chị thông báo, chị giật lại người yêu, đón anh sang đoàn tụ. "Tao giờ là người Đức, về làng con ngan già nhà nó lác mắt". Con ngan già là vợ cũ của anh.
Hy vọng tiếp theo là hy vọng về văn chương. Văn chương của chúng ta nhiều năm qua ít thành tựu, có vẻ ngại đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm đang diễn ra. “Mối chúa” đi thẳng vào vấn đề đang nóng bỏng hiện nay, chia xẻ được tâm trạng xã hội, củng cố lòng tin về sự thắng thế của những giá trị nhân bản. Tác phẩm này lại là của một nhà văn tài năng, tâm huyết, nhiều gập ghềnh trong đời sáng tác, càng thể hiện, những tinh hoa của trí thức đang đứng về phía cái thiện, không vô cảm với những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay. Đây chính là nguồn sức mạnh lớn lao của công cuộc chống tham nhũng và lợi ích nhóm nói riêng, công cuộc xây dựng một xã hội dân chủ và nhân bản nói chung hiện nay của chúng ta.
Thế là anh ta chạy về làng, hô hào anh em con cháu, bà con lối xóm quyết chí vùng lên đòi đất, đòi người, dù biết rõ, y như anh Dậu biết và khuyên vợ “người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội”.
Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn.
Khi đăng lại bài vở từ Dân Luận, rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới trang Dân Luận để giúp chúng tôi phát triển. Xin chân thành cảm ơn!