Tại Việt Nam, những hình ảnh vi phạm luật (luật giao thông, những điều cấm v.v...) của người lớn hàng ngày lộ ra trước mắt trẻ em và những điều học trong trường không giống với những điều trong thực tế, và chính những điều này có thể gây ra những bất bình trong mắt trẻ em, và trẻ em thì lại bị nhiều điều cấm đoán của cha mẹ người lớn nữa thành thử khi lớn lên chúng lại nhiễm thói giả dối và gian trá để được yên thân, chí khí và tinh thần sáng tạo không còn nữa vì không ai cho cơ hội để bày tỏ ý tưởng của mình. Còn trong quan hệ giữa chính phủ và nhân dân thì có hiện tượng "trên bảo dưới không nghe", dưới thì chơi "phép vua thua lệ làng", trên ra luật và chính sách nhưng có khi diễn giải cho dân không dễ dàng, còn dân thì đọc luật chính sách, ắt nghĩ người tôn trọng không phải là ta cho nên tìm cách "lách luật", tất cả những tư duy, nếp suy nghĩ và hành vi trong nhân dân và cán bộ đều như thế, cho nên nước có luật nhưng chẳng ai coi trọng luật lệ gì cả, cho nên thực sự rất khó cho công cuộc công nghiệp hóa và xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, sánh kịp các nước phát triển.